Danh sách các Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) lớp 9 hay nhất

Trong cuộc sống hay trong văn học thì hội thoại là một trong những hình thức rất phổ biến và cần thiết trong bất kì tình huống giao tiếp nào. Hội thoại giúp con người trao đổi những thông tin hữu ích và cần thiết cho nhau. Vì tính chất ấy mà người ta đã đưa ra nhiều phương châm hội thoại khác nhau. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9 các bạn học sinh sẽ được học bài Phương châm hội thoại 3 tiết. Từ đó hiểu được về khái niệm của cá phương châm và vận dụng các phương châm hội thoại ấy một cách tốt nhất để phát huy tôi đa k

1

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 2

I. Phương châm quan hệ

(Trang 21 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” nói về tình huống hội thoại mỗi người nói về một đề tài khác nhau, người nói, người nghe không hiểu nhau.

- Bài học giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh lạc đề.


II. Phương châm cách thức

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, thiếu mạch lạc và không rõ ràng. Chúng khiến người nghe khó tiếp nhận thông tin.

- Bài học giao tiếp: Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.


Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Hai cách hiểu câu với việc chêm xen từ ngữ cho câu rõ nghĩa:

+ “Ông ấy” là tác giả → Tôi đồng ý với những nhận định về truyện của ông ấy viết.

+ “Ông ấy” là nhà phê bình tác phẩm → Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

- Trong giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng dễ gây hiểu lầm.


III. Phương châm lịch sự

(Trang 22 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó bởi thái độ thông cảm và sẻ chia. Họ đã nhận được lòng tôn trọng lẫn nhau.

- Bài học: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.


Luyện tập

Câu 1 (Trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Lời khuyên từ các câu tục ngữ:

a. Thái độ tôn trọng, lịch sự còn đáng quý hơn giá trị vật chất.

b. Lời nói phải nhã nhặn, lịch sự, không mất gì mà lại đạt hiệu quả.

c. Những người có học thức, hiểu biết thì không nên nói những lời làm người khác đau lòng.

- Một số câu ca dao, tục ngữ tương tự:

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.


Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Các phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự: Nói giảm nói tránh.

- Ví dụ: Khi nói một người có ngoại hình xấu, ta nên nói: “Cô ấy không được đẹp lắm”.


Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Nói mát

b. Nói hớt

c. Nói móc

d. Nói leo

e. Nói ra đầu ra đũa

Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Giải thích các cách nói:

a. Khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi.

b. Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói.

c. Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng.


Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Giải thích thành ngữ và chỉ ra phương châm hội thoại liên quan:

(1): Nói băm nói bổ: Nói nhiều, bộp chát và thô bạo.

(2): Nói như đấm vào tai: Nói mạnh, to, trái ý người khác, khó nghe.

(3): Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc chỉ chiết.

(4): Nửa úp nửa mở: Thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý.

(5): Mồm loa mép giải: Nói nhiều, ngoa ngoắt nhằm lấn át người khác.

(6): Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh vấn đề đang trao đổi.

(7): Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói thô kệch, nhát gừng gây khó chịu.

- Các phương châm có liên quan trực tiếp:

+ Phương châm lịch sự: (1), (2), (3), (5), (7)

+ Phương châm cách thức: (4)

+ Phương châm quan hệ: (6)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Liên kết: Vay tiền bằng CMND
2

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Phương châm quan hệ)
  • Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức)
  • Khi giao tiếp, cần tế nhịn và tôn trọng người khác (Phương châm lịch sự)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 23 – SGK) Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ

b. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

c. Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

Bài làm:
Các câu tục ngữ trên đều khẳng định vài trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng người khác; cần suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ cẩn thận trước khi nói.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu có nội dung tương tự :
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Người thanh tiếng nói cũng thanh,

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dùng.

Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kê thử tiếng, người ngoan thử lời.
Chẳng được miếng thịt, miếng xôi

Cũng được lời nói cho vừa lòng nhau.
Một điều nhịn chín điều lành….


Câu 2 (Trang 23 – SGK) Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Bài làm:

Trong các phép tu từ từ vựng đã học thì phép nói giảm, nói tránh có liên quan nhiều nhất đến phương châm lịch sự.
Ví dụ:
“Bạn cũng có duyên và rất tốt tính” thay cho “Bạn xấu quá”
“Bạn cần cố gắng hơn lần sau” thay cho “Bạn làm quá tệ”


Câu 3 (Trang 23 – SGK) Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp:a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là...b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là...c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là...d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là...e. Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói....Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.
(nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo)Cho biết các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào
Bài làm:

Điều vào chỗ trống:
a.Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.

b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.

d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo

e. Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.


Câu 4 (Trang 23 – SGK) Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:
a. Nhân tiện đâ xin hỏi;

b. cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…

c. đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…
Bài làm:

Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a. Cách nói “Nhân tiện đâ xin hỏi”: Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên.
b. Cách nói: cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…
Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nao đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ đụng chạm đến thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ sự đụng chạm, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sử, người nói dùng những cách diễn đạt trên.
c. Cách nói: đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…
Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.


Câu 5 (Trang 24 – SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giãi; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Bài làm:

Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói (đây là phương châm lịch sự).
Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (đây là phương châm lịch sự).
Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết (đây là phương châm lịch sự).
Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (đây là phương châm cách thức).
Mồm loa tép nhảy: nói nhiều, lắm lời, đanh đá, nói át người khác (đây là phương châm lịch sự).
Đánh trống lảng: né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, (đây là phương châm quan hệ).
Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị (đây là phương châm lịch sự).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
3

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 3

I. Phương châm quan hệ

Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp

- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm

- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại


II. Phương châm cách thức

a, - Dây cà ra dây muống – nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm

- Lúng búng như ngậm hột thị - nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch

- Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận

→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch

b, Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

- Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói

- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn

Ví dụ:

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác

+ Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy

→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm


III. Phương châm lịch sự

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác


IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất

b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn

c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân

→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời


Câu 2 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự, trong hội thoại: nói giảm, nói tránh


Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Nói mát

b, Nói hớt

c, Nói móc

d, Nói leo

e, Nói ra đầu đũa

Các từ ngữ đều chỉ những cách liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức


Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

b, Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua, biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi anh có thể không hài lòng nhưng thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự

c, Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sử


Câu 5 (trang 24 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Giải thích nghĩa các thành ngữ:

+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo

+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe

+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết

+ Nửa úp, nửa mở: thái độ mập mờ, không nói hết ý

+ Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác

+ Đánh trống lảng: né tránh vấn đề nào đó đang được bàn luận

- Các phương châm có liên quan:

+ Phương châm lịch sự: nói băm nói bổ, nói như đấm vào tai, điều nặng tiếng nhẹ, mồm loa mép giải, nói như dùi đục chấm mắm cáy.

+ Phương châm cách thức: nửa úp nửa mở

+ Phương châm quan hệ: đánh trống lảng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
4

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 6

I. Phương châm quan hệ

Câu hỏi trang 21 SGK văn 9 tập 1

  • Trong Tiếng việt có thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt. Thành ngữ này để chỉ hiện tượng trong cuộc đối thoại, những người tham gia đối thoại nói không cùng về một chủ đề. Hay nói cách khác đó là lạc đề trong giao tiếp.
  • Nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy thì cuộc hội thoại trở nên vô nghĩa vì con người sẽ không giao tiếp với nhau được và không dẫn đến một kết quả thích hợp nào.
  • Rút ra bài học; Trong giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

II. Phương châm cách thức

Câu 1 trang 21 SGK văn 9 tập 1

  • Trong tiếng Việt có những thành ngữ như: dây cà ra dây muống, lùng bùng như ngậm hột thị, dùng để chỉ những cách nói ấp úng, không rõ ràng, rành mạch.
  • Những cách nói đó khiến cho cuộc đối thoại bị đứt đoạn, người nghe khó tiếp nhận, khả năng truyền đạt thông tin thấp, hiệu quả của giao tiếp cũng sẽ không cao.
  • Rút ra bài học: Trong giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ, khó hiểu.

Câu 2 trang 22 SGK văn 9 tập 1

Có thể hiểu câu nói này theo 2 cách:

  • Cách 1: Người nói đồng ý với những nhận định của ông ấy (nhà phê bình, ai đó) về truyện ngắn.
  • Cách 2: Người nói đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy (tác giả)

Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ hoặc đổi chỗ từ ngữ cho cách nói được rõ ràng hơn.

  • Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định khá sâu sắc của ông ấy về truyện ngắn.
  • Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác.

III. Phương châm lịch sự

Câu hỏi trang 22 SGK văn 9 tập 1

Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó vì:

  • Tuy hai người đều không thể nhận được của cải tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình thương mà người kia đã dành cho mình
  • Người ăn xin đã nhận được tình cảm chân thành nồng hậu của cậu bé đối với ông.
  • Cậu bé đã nhận được không chỉ tình cảm yêu mến mà còn là bài học về cách ứng xử, làm người.
  • Rút ra bài học: Trong giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác dù họ ở trong bất kì hoàn cảnh, địa vị nào

IV. Luyện tập bài Các phương châm hội thoại(tiếp theo)

Câu 1 trang 23 SGK văn 9 tập 1

Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông ta khuyên dạy chúng ta rằng trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.

Câu tục ngữ tương tự:

  • “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
  • “Vàng thì thử lửa thử than
    Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
  • Đất tốt trồng cây rờm rà
    Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
    Đất xấu trồng cây khằng khiu
    Những người thô tục nói điều phàm phu”
  • “Người thanh tiếng nói cũng thanh
    Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”

Câu 2 trang 23 SGK văn 9 tập 1

Biện pháp tu từ có liên quan trực tiếp với phương châm lich sử là: nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: Một người chết, người ta sẽ tránh dùng từ “chết” mà dùng những từ thay thế để giảm mức độ: “ra đi”, “mất”, “khuất núi”.


Câu 3 trang 23 SGK văn 9 tập 1

Chọn từ thích hợp cho chỗ trống:

a) Nói mát
b) Nói hớt
c) Nói móc
d) Nói leo
e) Nói ra đầu ra đũa.
Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.


Câu 4 trang 23 SGK văn 9 tập 1

Giải thích vì sao phải dùng những cách nói:

a) Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng với đề tài đang trao đổi nhưng tránh vi phạm phương châm quan hệ.
b) cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói… là những cụm từ mà người nói dùng để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự.
c) đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… là những cụm từ mà người nói dùng để báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sự, buộc phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.


Câu 5 trang 24 SGK văn 9 tập 1

Giải thích nghĩa của các thành ngữ:

  • Nói băm nói bổ: nói bộp chát, thô bạo (phương châm lịch sự).
  • Nói như đấm vào tai: nói trái ý người khác, khiến cho người ta khó nghe, khó tiếp thu (phương châm lịch sự).
  • Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết (phương châm lịch sự).
  • Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, không nói hết ý (phương châm cách thức).
  • Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).
  • Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).
  • Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói không khéo, thô kệch, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
5

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 4

I. Phương châm quan hệ

Giải câu hỏi – Phương châm quan hệ (Trang 21 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Trong Tiếng việt có thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?

Trả lời:

– Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp.

– Để tránh tình trạng này, khi hội thoại phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói đúng vào vấn đề cùng quan tâm. Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại.


II. Phương châm cách thức

Giải câu 1 – Phương châm cách thức (Trang 21 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Trong tiếng Việt có hai thành ngữ như: dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị. Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?

Trả lời:

– Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, thiếu mạch lạc và không rõ ràng. Chúng khiến người nghe khó tiếp nhận thông tin.

– Bài học giao tiếp : nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.


Giải câu 2 – Phương châm cách thức (Trang 22 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Có thể hiểu câu sau đây theo mấy cách (Chú ý: cách hiểu tùy thuộc vào việc xác định tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ ngữ nào.)?

Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

Để người nghe không hiểu lầm, phải nói như thế nào? Như vậy, trong giao tiếp cần phải tuân thủ những điều gì?

Trả lời:

Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

– Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể được hiểu theo hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn hoặc nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói sẽ trở nên mơ hồ, người nghe khó xác định được chính xác điều người nói muốn nói.

– Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn.

Ví dụ:

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác.

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy.

-> Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm


III. Phương châm lịch sự

Giải câu hỏi – Phương châm lịch sự (Trang 22 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi.

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

Trả lời:

Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho; vì thế ông lão ăn xin cảm thấy mình đã được tôn trọng, cảm thông và cả hai người đều thấy hài lòng.

Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện này là: trong giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.


IV. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 23 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ

b) Lời nói chẳng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

c) Kim vàng ai nỡ uốn câu,Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Trả lời:

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ: thái độ quý mến, lịch sự quan trọng hơn cả giá trị vật chất của mâm cỗ.

b) Lời nói nhã nhặn, lịch sự không tốn kém gì mà hiệu quả lại lớn.

c) Chiếc kim bằng vàng (vật quý) không ai nỡ uốn làm lưỡi câu (vật tầm thường), vậy người khôn ngoan (hiểu biết) không nên nói nặng lời với nhau (không tương xứng với giá trị của mình)

Tất cả các câu tục ngữ trên đều khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn.

Tham khảo một số câu tục ngữ, ca dao sau:

– Vàng thì thử lửa thử than,Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.– Chẳng được miếng thịt miếng xôiCũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.– Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.


Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 23 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Phép tu từ nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.

Trả lời:

Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong hội thoại là: nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: Khi nói một người có ngoại hình xấu, ta nên nói: “Cô ấy không được đẹp lắm.”


Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 23 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là /…/b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là /…/c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /…/d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…/e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là /…/

(nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói hớt)

Cho biết mỗi từ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.

Trả lời:

a) Nói mát

b) Nói hớt

c) Nói móc

d) Nói leo

e) Nói ra đầu ra đũa

Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.


Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 23 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:

a) nhân tiện đây xin hỏi;

b) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là…;

c) Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.

Trả lời:

a) Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ.

b) Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự.

c) Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sự, buộc phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.


Giải câu 5 – Luyện tập (Trang 24 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giải; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.

Trả lời:

– Giải thích nghĩa của các thành ngữ.

+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo.

+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu

+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết

+ Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý

+ Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác

+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.

+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.

– Các phương châm có liên quan trực tiếp:

+ Phương châm lịch sự: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; mồm loa mép giải; nói như dùi đục chấm mắm cáy

+ Phương châm cách thức: nửa úp nửa mở.

+ Phương châm quan hệ: đánh trống lảng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
6

Bài soạn "Các phương châm hội thoại" (tiết 2) số 1

Phần I: PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

Trả lời câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại đó mỗi người nói một đăng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.

- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào để tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc dề.


Phần II: PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

Trả lời câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

- Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt. Vì vậy, khi giao tiêp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.


Trả lời câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

- Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).

⟹ Như vậy trong giao tiếp, cần tuân thủ phương châm cách thức, tránh cách nói mơ hồ.


Phần III: PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ

Văn bản Người ăn xin

Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?


Trả lời câu hỏi (trang 22 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

- Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân tình, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.

- Có thể rút ra được bài học: Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không phải vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.


Phần IV: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, ông cha khuyên dạy chúng ta điều gì? Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Lời giải chi tiết:

- Qua các câu tục ngữ, ca dao (bài tập 1), cha ông đã khuyên chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.

- Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dụng tương tự:

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe".

"Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng".

"Một lời nói quan tiền thúng thóc

Một lời nói dùi đục cẳng tay"

"Một câu nhịn là chín câu lành"

"Vàng thì thử lửa, thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"


Trả lời câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm hội thoại nào? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ liên quan đến phương châm lịch sự là: biện pháp nói giảm nói tránh.

- Ví dụ:

+ Bạn chưa siêng học lắm.

+ "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!"

+ "Bác Dương thôi đã thôi rồi.

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".


Trả lời câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Lời giải chi tiết:

a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.

b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cô ý là nói móc.

d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Các từ ngữ trên đều liên quan đến phương châm lịch sự.


Trả lời câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Đôi khi người ta phải dùng những cách diễn đạt như:

Lời giải chi tiết:

a) Nhân tiện đây xin hỏi... được sử dụng khi người nói chuẩn bị nói hay nói một vấn đề mà không đúng với đề tài hai người đang trao đổi. Diễn đạt như vậy là tuân thủ phương châm quan hệ, không để người khác chê trách mình nói chen trong giao tiếp.

b) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui, nhưng... ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là... được sử dụng khi người nói vì một lí do nào đó mà khi nói có thể đụng chạm đến thế diện của người đối thoại với mình. Tức là người nói đã tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.

c) Đừng nó leo, đừng ngắt lời như thế, đựng nói cái giọng đó với tôi, được sử dụng khi người đối thoại không sử dụng đúng phương châm lịch sự, phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.


Trả lời câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Giải thích nghĩa các thành ngữ và phương châm hội thoại của các thành ngữ đó.

Lời giải chi tiết:

- Nói băm, nói bổ: ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác (phương châm lịch sự).

- Nói như đấm vào tai: nói khó nghe, khó chịu, trái ý với người khác (phương châm lịch sự).

- Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý (phương châm cách thức).

- Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).

- Đánh trống lảng: nói lái sang vấn đề khác, không muốn đề cập tới vấn đề đang trao đổi (phương châm quan hệ)

- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không hay, không khéo, cộc lốc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Danh sách các Đoạn văn bàn về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống hay nhất -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: Tình Yêu

Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan ... xem thêm...trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là những đoạn văn bàn về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống hay nhất

Danh sách các Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Gia đình chính là một tế bào,là hạt nhân của xã hội. Gia đình có trọn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón ... xem thêm...nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương. Tuy nhiên gia đình cũng cần phải được xây dựng dựa trên trách nhiệm của mỗi người. Dưới đây là những đoạn văn mẫu trình bài suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gi

Danh sách các Kiến thức trọng tâm phân tích "Chuyện người con gái Nam Xương" thi vào 10 hay nhất -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương vô cùng đặc sắc, lên án xã hội phong kiến hà khắc, cảm thông cho số phận những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. Đây ... xem thêm...là tác phẩm rất hay xuất hiện trong thi vào 10 môn ngữ văn. Dưới đây là một số gợi ý về nền tảng kiến thức quan trọng giúp các bạn ôn thi vào cấp 3:

Danh sách các Cửa hàng đồ gỗ cũ/mới lớn nhất Sài Gòn -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Các sản phẩm được làm bằng đồ gỗ cũ hay mới đều là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà khi lựa chọn đồ nội thất cho mái ấm của mình. Bài viết sau đây Chúng tôi sẽ ... xem thêm...giới thiệu cho bạn một vài địa chỉ cửa hàng đồ gỗ cũ/mới lớn nhất Sài Gòn. Hãy cùng tham khảo nhé!

Danh sách các Công ty cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể tốt nhất TP HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: Dịch Vụ

Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ một cách mạnh mẽ như hiện nay, chiến lược Marketing tổng thể được xem là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, tổ ... xem thêm...chức. Bài viết sau đây Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể tốt nhất tại TP HCM. Hãy cùng đón xem nhé!

Danh sách các Địa chỉ phun, xăm môi đẹp uy tín nhất quận Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh -

Tỉnh/Thành: TP Hồ Chí Minh

05/05/2024

Category: N/A

Nếu không may mắn sở hữu một đôi môi thâm sạm, không đều màu, thay vì phải sử dụng son hàng ngày khá bất tiện thì ngày nay, nhiều chị em đã tìm tới giải pháp ... xem thêm...phun xăm thẩm mỹ để lấy lại màu môi rạng rỡ mà không lo lem trôi khi ăn uống. Với kỹ thuật phun xăm hiện đại, không đau, không sưng sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi môi hồng hào, tự nhiên. Vậy nên, trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ phun, xăm môi đẹp và uy tín nhất tại Nhà Bè, TP. HCM.

Danh sách các Địa chỉ cung cấp máy hút mùi chính hãng & giá tốt tại Bình Dương -

Tỉnh/Thành: Bình Dương

05/05/2024

Category: N/A

Máy hút mùi ngày càng trở thành một thiết bị không thể thiếu trong căn bếp của nhiều gia đình. Không chỉ có chức năng khử mùi hiệu quả, máy hút mùi còn tạo ... xem thêm...điểm nhấn, mang lại không gian bếp sang trọng, tinh tế. Cùng Chúng tôi điểm qua những địa chỉ cung cấp máy hút mùi chính hãng và giá tốt tại Bình Dương nhé!

Danh sách các Công ty tổ chức hội nghị, tri ân khách hàng chuyên nghiệp tại TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Tổ chức hội nghị - tri ân khách hàng là dịp để mỗi doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng, mở ra cơ hội hợp tác lâu dài và tiếp cận khách hàng tiềm năng, ... xem thêm...xây dựng và gắn kết các mối quan hệ bền vững với đối tác. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện hội nghị tri ân khách hàng kinh nghiệm và chuyên nghiệp là điều thực sự cần thiết, bởi đây chính là yếu tố quyết định tạo nên thành công cho sự kiện của doanh nghiệp. Trong bài viết này Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một

Danh sách các Địa chỉ bọc răng sứ thẩm mỹ tốt nhất tại quận 3, TP HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Bọc răng sứ thẩm mỹ đang là một trong những phương pháp phục hình răng được ưa chuộng bởi nhiều khách hàng - những người đang có nhu cầu “tạo mới vẻ ngoài" cho ... xem thêm...hàm răng khiếm khuyết của mình. Nhưng nơi nào là địa chỉ bọc răng sứ thẩm mỹ uy tín và chất lượng tại Quận 3, TP. HCM? Hãy đọc bài viết ngay sau đây nhé!

Danh sách các Phòng khám nhi tốt nhất tại quận 11, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Khám bệnh ở đâu uy tín luôn là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi con trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, việc lựa chọn một địa chỉ ... xem thêm...đáng tin cậy vô cùng khó khăn. Cùng Chúng tôi tìm hiểu các phòng khám nhi tốt nhất tại quận 11, TP. HCM nhé!

Danh sách các Phòng khám nhi tốt nhất tại quận 6, TP.HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé, việc con ốm đau luôn khiến bố mẹ lo lắng và không khỏi đau đầu. Lựa chọn phòng khám uy tín để thăm khám định kỳ là ... xem thêm...điều hết sức cần thiết. Nội dung dưới đây Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn top những phòng khám nhi uy tốt nhất tại Quận 6, Tp.HCM.

Danh sách các Bác sĩ tâm lý giỏi tại TP. Hồ Chí Minh -

Tỉnh/Thành: TP Hồ Chí Minh

05/05/2024

Category: N/A

Cuộc sống ngày càng phức tạp, tạo nên nhiều áp lực không tên nên mỗi chúng ta, khiến đầu óc mệt mỏi, căng thẳng, stress,..mà không biết giải tỏa ra sao, dẫn ... xem thêm...đến ngày càng nhiều những căn bệnh về tâm lý và đối tượng chủ yếu là giới trẻ hiện nay. Trong bài viết ngày hôm nay, Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bác sĩ Tâm thần và chuyên gia Tâm lý giỏi tại TP. Hồ Chí Minh, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn thăm khám với bác sĩ/chuyên gia phù hợp với vấn đề sức khỏe

Danh sách các Dịch vụ spa đồ da cao cấp tốt nhất TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: Dịch Vụ

Nếu con người cần phải tắm rửa và vệ sinh cá nhân mới có làn da khoẻ mạnh thì các đồ vật như túi xách, giày dép... cũng vậy. Chính vì vậy, ngay cả khi ít sử ... xem thêm...dụng, hãy vệ sinh các vật dụng của mình định kỳ thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm phạm đến cơ thể. Hôm nay, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số địa chỉ cung cấp dịch vụ Spa đồ da cao cấp tốt nhất TP.HCM

Danh sách các Địa chỉ trị thâm Nách, Mông, Bẹn uy tín tại TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Tình trạng sạm da ở những vùng nhạy cảm như nách, mông, bẹn sẽ khiến nhiều chị em cả thấy lo lắng và mất tự tin. Vì vậy, việc tìm kiếm những phương pháp khắc ... xem thêm...phục tình trạng thâm sạm được nhiều người quan tâm. Để lựa chọn được một địa chỉ điều trị thâm nách, mông, bẹn đáng tin cậy, uy tín, chất lượng ở TP. HCM thì bạn có thể tham khảo những cơ sở dưới đây Chúng tôi giới thiệu đến bạn nhé.

Danh sách các Địa chỉ cho thuê trang phục biểu diễn giá tốt và uy tín nhất Đồng Tháp -

Tỉnh/Thành: Đồng Tháp

05/05/2024

Category: N/A

Trang phục là yếu tố quan trọng làm nên thành công của một show diễn, bên cạnh sự tài hoa của người nghệ sĩ. Với sự đổi mới không ngừng của các thể loại nghệ ... xem thêm...thuật, người trình diễn sẽ ưu ái đến việc thuê trang phục hơn là mua để tiết kiệm chi phí. Sau đây là những địa chỉ cho thuê trang phục biểu diễn giá tốt và uy tín nhất Đồng Tháp nhé.

Danh sách các Địa chỉ in thiệp cưới đẹp và chất lượng nhất TP. Rạch Giá, Kiên Giang -

Tỉnh/Thành: Kiên Giang

05/05/2024

Category: N/A

Đã từ lâu tấm thiệp cưới đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi đám cưới. Thông qua tấm thiếp cưới hiện đại khách mời có thể cảm thấy sẽ được tới dự ... xem thêm...một bữa tiệc cưới mang phong cách hoàn toàn thú vị. Và thiệp cưới chính là lời mở đầu cho một đám cưới mang phong cách mới mẻ, trẻ trung tạo những ấn tượng, những kỷ niệm khó phai trong lòng bạn bè, người thân. Tấm thiệp chính là lời mời trân trọng nhất tới những người thân yêu cùng tới chung vui ngày hạnh ph

Danh sách các Di tích lịch sử không thể bỏ qua khi tới thăm Điện Biên Phủ -

Tỉnh/Thành: Điện Biên

05/05/2024

Category: N/A

Điện Biên giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này, ... xem thêm...hàng vạn du khách và nhân dân cả nước đang hướng về Điện Biên Phủ nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong bài viết hôm nay Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các di tích lịch sử không thể bỏ qua khi tới thăm Điện Biên Phủ.

Danh sách các Dịch vụ sửa chữa các loại robot hút bụi uy tín nhất Bình Dương -

Tỉnh/Thành: Bình Dương

05/05/2024

Category: Dịch Vụ

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Robot hút bụi được coi là phiên bản máy hút bụi thông minh được lập trình để có thể tiến hành dọn dẹp nhà cửa một cách tự ... xem thêm...động, cho phép con người hoàn toàn rảnh tay khi robot tiến hành việc làm sạch, vệ sinh nhà cửa. Thế nhưng đã là vật dụng thì chắc chắn không thể tránh khỏi hỏng hóc, chính vì vậy, sau đây hãy cùng Chúng tôi điểm qua những địa chỉ có dịch vụ sửa chữa robot hút bụi uy tín nhất tại Bình Dương nhé!

Danh sách các Dịch vụ sửa chữa nhà chuyên nghiệp nhất tỉnh Bình Dương -

Tỉnh/Thành: Bình Dương

05/05/2024

Category: Dịch Vụ

Ngôi nhà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bất kì gia đình nào. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng lại phát sinh hỏng hóc hoặc bạn muốn thay đổi ... xem thêm...các chi tiết khác. Nhưng để lựa chọn một địa chỉ uy tín thì lại không dễ. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một dịch vụ sửa chữa nhà chuyên nghiệp nhất tại tỉnh Bình Dương thì bài viết dưới đây của Chúng tôi là dành cho bạn.

Danh sách các Cơ sở thi công biển quảng cáo uy tín tại TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

05/05/2024

Category: N/A

Một doanh nghiệp, cửa hàng muốn phát triển, được nhiều người biết đến thì không thể bỏ qua chiến dịch quảng cáo, marketing và bảng biển quảng cáo là một phần ... xem thêm...không thể thiếu. Ở TP. HCM có rất nhiều cơ sở sản xuất biển hiệu quảng cáo, nhưng để tìm ra được những địa chỉ uy tín vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Vậy nên, trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách những địa chỉ thi công biển quảng cáo uy tín tại TP. HCM nhé.

Vay tien cmnd