Danh sách các ngôi chùa, đền cầu công danh tài lộc nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Từ bao nhiêu thế hệ qua, tục đi lễ đền chùa của nhân dân Việt Nam đã trở thành một nét truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt là vào dịp Lễ Tết. Trong bài viết này Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những ngôi chùa cầu công danh linh thiêng ở Hà Nội.

1

Phủ Tây Hồ - Đường Xóm Chùa, Quảng An, Q. Tây Hồ

Phủ Tây Hồ Hà Nội là di tích lịch sử cấp cuốc gia và là nơi vô cùng linh thiêng. Hàng năm có rất đông người tới Phủ Tây Hồ cầu tài cầu lộc cầu bình an. Phủ Tây Hồ Hà Nội được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hương cầu phúc. Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.


Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); Phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ). Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.

Phủ Tây Hồ - Đường Xóm Chùa, Quảng An, Q. Tây Hồ
Liên kết: Vay tiền bằng CMND
2

Chùa Phúc Khánh – Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Q. Đống Đa

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang, theo tên địa danh nhân dân thường gọi. Chùa Phúc Khánh hiện nay thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở. Hàng năm dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông. Trong đó tháng giêng là tháng đông nhất, mỗi ngày có hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt, vào các khóa lễ, phía trong khuôn viên của nhà chùa không còn một chỗ trống. Hàng nghìn người dân đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.


Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn... Nhiều người cho rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng. Khi mọi người tới đây cầu sao giải hạn, cúng, khấn, lễ thì đất nước được ổn định, phát triển giàu mạnh; gia đình thuận hòa, nhận được nhiều phúc đức; đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi; con cháu thì đuề huề, sung túc; bản thân thì được an tâm, tĩnh tại...

Chùa Phúc Khánh – Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Q. Đống Đa
3

Chùa Trấn Quốc – Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Q. Tây Hồ

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.


Ngôi chùa cổ nép mình yên tĩnh trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, theo hệ phái Bắc tông. Tổng thể ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt ‘Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền’.


Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó điểm nhấn lớn nhất phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Ngoài ra, các hiện vật khác có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo từ thời trước vẫn còn được gìn giữ như 14 tấm bia bằng Hán Nôm. Dạo bước giữa không gian trong lành thoang thoảng hương nhang trầm đang phảng phất, du khách có dịp chiêm ngưỡng cây bồ đề hơn chục năm tỏa bóng mát rượi phủ kín khắp một khoảng chùa. Cây bồ đề được chính tay Tổng thống Ấn Độ tặng trong một chuyến ghé thăm chùa Trấn Quốc vào 24/03/1959. Thả mình vào bức tranh trầm mặc tĩnh lặng của chùa Trấn Quốc, khách du lịch còn có cơ hội khám phá nghệ thuật kiến trúc trên các nét chạm trổ. Nhiều phần của mái ngói lợp chùa đã bị rêu phong phủ kín, nhưng không vì thế mà Trấn Quốc mất đi vẻ đẹp hài hòa của mình, chính điều đó càng làm tăng thêm nét hấp dẫn nhuốm màu thời gian của ngôi chùa linh thiêng ngàn năm.

Chùa Trấn Quốc – Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Q. Tây Hồ
4

Chùa Hương – Hương Sơn, Mỹ Đức

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.


Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “ Nam thiên đệ nhất động do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.


Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.

Chùa Hương – Hương Sơn, Mỹ Đức
5

Chùa Cầu Đông – 38 Hàng Đường, Hàng Đào, Q. Hoàn Kiếm

Dọc phố Hàng Đường ở Hà Nội người qua lại ồn ào, náo nhiệt, người đi đường chẳng mấy ai để ý trên tuyến phố sầm uất đó có một ngôi chùa cổ tồn tại vài trăm năm nay, nơi duy nhất thờ vợ chồng quốc sư Trần Thủ Độ, vị quan đầu nhà Trần đã có công giúp vua Trần đánh thắng quân Nguyên. Đó là chùa cầu Đông, ở 38 Hàng Đường. Mặc dù nằm ngay mặt phố Hàng Đường, nơi lúc nào cũng ồn ào người qua lại, chùa cầu Đông vẫn luôn mang vẻ thanh tịnh của chốn linh thiêng. Chùa cầu Đông khá tách biệt với nhà dân. Ngay từ lối vào cổng, khách thập phương dễ dàng cảm nhận được sự yên lặng, linh thiêng của ngôi chùa.


Chùa Cầu Đông là chùa ở cửa đông thành Thăng Long, lại nằm cạnh chợ lớn nhất kinh thành lúc bấy giờ là chợ cầu Đông nên hàng ngày có hàng trăm người qua lại biết đến. Ngôi chùa trở thành chốn tâm linh của nhiều người Hà thành. Ngoài chùa có Tam quan 3 gian lợp ngói, phía sau là 3 gian thờ tổ, hai bên là hai dãy hành lang bao bọc nối liền từ Nhà tổ đến chùa, bên tả có 3 gian Thờ hậu. Trong Chính điện là gian thờ Phật, các tượng trong chùa cũng giống như phần lớn chùa ở miền Bắc, có đủ Tam thế, Di Đà, Thích Ca… Nhưng nét khác biệt của ngôi chùa này là bên cánh phải của Điện chính là kệ thờ quốc sư Trần Thủ Độ và vợ là : Trần Thị Dung. Theo tài liệu nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long do nhà văn Tô Hoài và một nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc chủ biên thì chùa cầu Đông là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ vợ chồng Trần Thủ Độ, người đã có công dựng nên nhà Trần cai trị đất nước gần hai thế kỷ.


Chùa Cầu Đông không chỉ là một di tích văn hóa của người Hà Nội mà còn là một cơ sở cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong kỷ yếu của nhà chùa còn ghi rõ “chùa là cơ sở cách mạng có hầm bí mật giúp đỡ cán bộ hoạt động, nay vẫn còn cửa hầm. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa có đào hầm cho nhân dân trú ngụ”. Hiện chùa cầu Đông đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích văn hóa – lịch sử. Người dân Hà Nội, nhất là những người trong khu phố cổ đều rất tự hào về ngôi chùa.

Chùa Cầu Đông – 38 Hàng Đường, Hàng Đào, Q. Hoàn Kiếm
6

Chùa Kim Liên – Đường Nghi Tàm, Quảng An, Q. Tây Hồ

Chùa Kim Liên có từ thế kỷ 17, được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Du khách có thể theo đường vành đai phía bắc Hà Nội (dọc đê sông Hồng), đến Nghi Tàm thì rẽ xuống ngõ 1 phố Âu Cơ là đến chùa. Theo tấm bia hiện còn trong chùa do Bùi Huy Cận soạn năm 1868 thì chùa vốn có tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm sai bọn Huy Đĩnh dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.


Tam quan chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa sóng phủ. Các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi, chạm lộng hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển. Đầu đao mái uốn cong, gắn hình tứ linh bằng gốm nung. Ba chữ sơn son “Kim Liên Tự” nghĩa là “Chùa sen vàng” nằm ở chính giữa cửa chùa. Chùa Kim Liên bố cục đối xứng theo một trục từ Tam quan Đến nhà tô mặt bằng gọn và đẹp. Từ Tam quan dẫn qua một khoảng sàn dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “Tam”. Nếp ngoài là chun Hạ. nếp giữa là chùa Trung, hai nếp chùa này quay mặt về hướng Tây. Riêng chùa ‘Thượng quay mặt. về hướng Đông. Giữa các nếp chùa tạo nên một khoảng trống đủ cho ánh sáng mặt trời lọi qua khúc xạ và phản xạ làm không gian nội thất mờ to thực hư như co lại như không, hợp với triết lý sắc không không của đạo Phật. Mái chưa lộp ngói, cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mồi nếp tam mái có tám tấu đao hình rồng uốn cong đam khoe. Chân cột kè trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu.

Chùa Kim Liên – Đường Nghi Tàm, Quảng An, Q. Tây Hồ
7

Chùa Quán Sứ - 73 Phố Quán Sứ, Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm

Ngôi chùa nằm tọa lạc ngay tại 73 Quán Sứ trước đây thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, ngày nay chính là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, chỉ cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1 cây số du khách hành hương, các phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến nơi đây. Dù tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính – không gian thanh tĩnh và vô cùng thiêng liêng không bị xen lẫn với sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị.


Để đến thắp hương, thờ cúng tại chùa các phật tử có thể đến từ lúc 6 giờ sáng cho tới 19h cùng ngày. Vì chùa nằm ngay trên phố, phật tử nếu như di chuyển bằng ô tô, xe máy thì nên gửi xe ở phía xa rồi đi bộ vào bên trong chùa. Đến với nơi đây, ngoài tham gia vào các lễ hội phật giáo lớn nhất Việt Nam, hành hương khấn phật các du khách hành hương và phật tử còn được chiêm ngưỡng tham quan phong cảnh kiến trúc độc đáo của ngôi chùa này. Ngôi chùa này đã từng được tu sửa theo thiết kế của 2 vị kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng. Từ ngoài cổng chùa đã toát lên nét cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ. Không chỉ có vậy, từ những câu đối hay tên của ngôi chùa cũng được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ – Đây chính là nét độc đáo và đặc sắc riêng của ngôi chùa này. Đi vào bên trong chùa, với khoảng sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùa.


Hàng năm, cứ khoảng tầm tháng 4 âm lịch tại chùa Quán Sứ thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản, đây là sự kiện phật giáo lớn và quan trọng nhất trong năm. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến dịp này hàng ngàn phật tự của mọi miền đều mong muốn đến với chùa Quán Sứ để tham gia vào đại lễ. Đến với Đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa, các tăng ni phật tử sẽ được tham gia vào dòng người rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, cầu nguyện Quốc thái dân an, tham gia vào Lễ Quy y Tam Bảo, thả bóng bay, chim bồ câu cầu nguyện hòa bình…. cùng với rất nhiều hoạt động khác vô cùng ý nghĩa.

Chùa Quán Sứ - 73 Phố Quán Sứ, Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm
8

Chùa Láng – Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Q. Đống Đa

Chùa Láng hiện nay là một di tích lịch sử, chùa nằm tại Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Q Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Đồng thời ông cũng là Tăng Đô Sát trong triều đình. Tương truyền ngôi nhà xưa của ông nằm ở phía Nam làng An Lãng, chính là chùa Láng ngày nay. Chùa Láng được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, thời vua Lý Anh Tông, còn gọi là chùa Cả, tên chữ Hán là Chiêu Thiền tự. Lý giải của tên chữ này được thể hiện ngay trong văn bia “Tạo lệ” niên đại Thịnh Đức thứ 4 (1656) như sau: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền. Người Pháp gọi là Pagode des Dames.


Một ngôi chùa mang cái tên đẹp và tao nhã, gắn với khung cảnh vô cùng trữ tình. Cũng trong văn bia Thịnh Đức xưa cũng đã ghi nhận Chiêu Thiền Tự là “danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp”. Về phong thủy thì “Khí tốt phượng thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp”. Quy mô của chùa Láng vừa đủ 100 gian to nhỏ. Trải qua nhiều lần trùng tu, cổng chùa (tam quan) phảng phất hơi hướng nghi môn của cung vua phủ chúa thời Lê trung hưng, bao gồm bốn cột vuông với ba mái nhỏ uốn cong gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, phía dưới có đôi voi phục hai bên. Hoành phi chính giữa cổng đề 4 chữ “Thiền thiên khải thánh” (trời thiền sinh thánh), bên phải đề “Tuệ Nhật”, bên trái đề “Từ Vân”.


Giá trị kiến trúc nổi bật của ngôi chùa cổ này chính là nhà bát giác hay còn gọi là nhà Bảo Cái. Đây là nơi đặt kiệu Thánh vào trước ngày hội, nằm ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái được lợp ngói vẩy với những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp hoạ tiết 4 con phượng đang múa với đường nét mềm mại. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn, biểu tượng cho 8 đời vua Lý. Trong không gian cổ thụ giăng đầy, lại hiện lên một công trình hài hòa như vậy, quả không hổ danh Thăng Long đệ nhất tùng lâm

Chùa Láng – Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Q. Đống Đa
9

Đền Quán Thánh – Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Q. Ba Đình

Nằm ở Hồ Tây trong một khuôn viên xinh đẹp rộng lớn, đền Quán Thánh là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Nó là một di tích lịch sử và văn hóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 để thờ thánh Trấn Vũ - vị thần bảo vệ miền Bắc. Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh đã được trùng tu nhiều lần, nhưng về cơ bản thì không thay đổi nhiều, và được coi là một quần thể kiến trúc đẹp ngày hôm nay. Đền Quán Thánh là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Hà Nội và chỉ có thể du lịch Hà Nội đến đây du khách mới thấy hết vẻ đẹp về kiến trúc và lịch sử vẻ vang của nó. Đền thờ một trong 4 vị thần của "Thăng Long Tứ Trấn", những vị Thánh bảo vệ ở bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc của thành cổ Thăng Long. Đền Quán Thánh trấn giữ ở phía Bắc.


Ngôi chùa sở hữu hai lớp: lớp ngoài cao và cửa võng. Cả hai bên đều treo bảng chữ tạc bài thơ của vua Thiệu Trị khắc lên. Trong đó, nổi bật nhất bên trong thánh điện là bức tượng đồng đen của Huyền Thiên Trấn Vũ cao 3.96m và nặng 4 tấn. Bức tượng xuất hiện như một đạo sĩ ngồi. Tay phải cầm một thanh kiếm, được bao phủ bởi một con rắn chống đỡ vào lưng một con rùa (con rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho tuổi thọ). Với tính năng chạm khắc tinh vi và khéo léo, bức tượng được đề cập đến như một tác phẩm nghệ thuật phản ánh kỹ thuật đúc đồng và trình độ bậc thầy nghệ thuật tạc tượng của ông cha chúng ta trong thế kỷ 17. Nhờ cách bố trí mặt bằng và không gian hài hòa, đặc biệt là cảnh quan thoáng đãng với Hồ Tây trước, Đền Quán Thánh góp phần tô điểm cho vẻ đẹp thơ mộng của khu du lịch Hồ Tây, Hà Nội. Nó là một di tích quý giá về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, là một điểm du lịch ấn tượng khi đến Hà Nội.

Đền Quán Thánh – Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Q. Ba Đình

Danh sách các Công ty sản xuất vật liệu xây dựng uy tín nhất Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Vật liệu xây dựng là sản phẩm không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chất lượng của vật liệu luôn được đảm bảo ưu tiên hơn bao giờ hết. ... xem thêm...Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những công ty sản xuất vật liệu xây dưng uy tín nhất Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Đống Đa trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Đống Đa còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhà hàng, quán ăn nào ngon nổi tiếng là câu hỏi mà không ít người đặt ra. Bạn đừng lo hôm nay Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các ... xem thêm...bạn một số nhà hàng ngon nổi tiếng nhất ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội mà Chúng tôi tổng hợp được sau đây.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nước hoa là sản phẩm xu hướng được nhiều người sử dụng nên có rất nhiều địa chỉ bán nước hoa. Tuy nhiên, để lựa chọn được một địa chỉ bán nước hoa uy tín, chất ... xem thêm...lượng lại là một điều khó khăn. Dưới đây, Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nhắc đến quán ăn ngon nổi tiếng ở phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội thì không thể không nói đến các địa chỉ ẩm thực dưới đây. Với thực đơn đa dạng phong cách, ... xem thêm...không gian đẹp và mức giá khá hợp lý, những quán ăn ngon Chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ là gợi ý lý tưởng cho bạn khi tìm địa chỉ ăn uống ở khu vực phố Khúc Thừa Dụ.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Bạn là một người đam mê nước hoa, nhưng đang băn khoăn không biết địa chỉ mua nước hoa uy tín tại khu vực quận Đống Đa, Hà Nội. Cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay danh ... xem thêm...sách 10 địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Hà Đông trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Hà Đông còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Khuyến là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hà Đông và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hoàng Mai, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hoàng Mai và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Danh sách các Shop bán đồ trang trí (decor) phong cách Châu Âu Cổ điển uy tín nhất tại Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: Shop

Đồ decor với sức mạnh biến hoá kỳ diệu không chỉ khiến cho không gian trở nên thu hút và ấn tượng hơn thì còn phản ánh gu thẩm mỹ của gia chủ. Bạn đang muốn ... xem thêm...tìm mua đồ trang trí phong cách Châu Âu cổ điển tại Hà Nội nhưng không biết nên chọn mua ở đâu? Những shop được Chúng tôi chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ là thiên đường mua sắm với vô vàn lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Đống Đa và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất quận Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Nước hoa giả không chỉ kém chất lượng, khiến bạn tiêu tốn khoản tiền lớn mà còn gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe. Đó là lý do bạn nên mua nước hoa từ ... xem thêm...những địa chỉ uy tín nhất. Những địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất quận Hà Đông, Hà Nội trong bài viết dưới đây của Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đó!

Danh sách các Địa chỉ massage trị liệu cổ vai gáy tốt nhất Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Massage cổ vai gáy là một phương pháp thư giãn và làm dịu cơ bắp trong vùng cổ, vai và gáy. Với nhịp nhàng và áp lực phù hợp, massage này không chỉ giúp giảm ... xem thêm...căng thẳng, mệt mỏi mà còn cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau do căng cơ. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn top các Địa chỉ massage trị liệu cổ vai gáy tốt nhất Hà Nội.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất quận Nam Từ Liêm, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Nước hoa không chỉ là một sản phẩm làm đẹp hay chăm sóc bản thân. Nó đã trở thành một phương tiện thể hiện cá tính, tạo nên ấn tượng đáng nhớ và nét tinh tế ... xem thêm...cho bạn. Để tìm được những loại nước hoa phù hợp với bản thân, bạn có thể tham khảo những địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trong bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé!

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất quận Ba Đình, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Nước hoa là sản phẩm không thể thiếu, dù bạn là nam hay nữ, bởi mùi hương có thể làm nổi bật bản thân bạn ở trong đám đông và giúp bạn tự tin hơn. Nếu bạn đang ... xem thêm...sinh sống tại khu vực quận Ba Đình và không biết mua nước hoa uy tín, chính hãng ở đâu thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé! Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!

Danh sách các Nhà hàng, quán ăn ngon nhất khu vực Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Với sự phát triển của thời đại, ăn uống ngày nay được đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn. Không chỉ là những món ăn truyền thống trong nước mà còn có nhiều món ăn ... xem thêm...mang phong cách của nhưng quốc gia quanh khu vực ngay tại Việt Nam. Tại khu vực Cống Vị, Hà Nội có rất nhiều quán ăn mang phong cách khác nhau, thơm ngon và nhận được sự yêu thích từ thực khách. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số điểm dừng chân lí tưởng nhé.

Danh sách các Quán bún sườn mọc ngon nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Không chỉ có bún chả, bún hải sản… mà bún sườn mọc Hà Nội cũng là một trong những món ăn làm nên sức hấp dẫn của ẩm thực Hà thành. Món ăn có sự kết hợp giữa ... xem thêm...nhiều nguyên liệu bình dân nhưng dư vị lại vô cùng thơm ngon, khó cưỡng. Nếu đến Đống Đa Hà Nội, bạn nhất định phải ghé qua một trong số quán bún sườn mọc ngon dưới đây để thưởng thức nhé.

Danh sách các Quán hàng bún, miến ngan ngon nhất tại quận Cầu Giấy, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Nhắc đến các món ăn của thủ đô Hà Nội sẽ không thể bỏ qua món bún, miến ngan với nhiều hương vị cùng cách chế biến khác nhau. Nếu bạn là một người khá yêu ... xem thêm...thích món thịt ngan thơm ngon thì chắc chắn đừng nên bỏ qua bài viết này. Dưới đây, Chúng tôi sẽ đưa bạn đến những quán bún, miến ngan ngon nổi tiếng trên địa bàn quận Cầu Giấy để có thêm nhiều sự lựa chọn mới cho bạn.

Danh sách các Nhà hàng, quán ăn ngon nhất khu vực Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Cầu Giấy trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Cầu Giấy còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với ... xem thêm...nhiều nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực Dịch Vọng Hậu là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

23/04/2024

Category: N/A

Bún đậu mắm tôm là một món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn và khá nổi tiếng ở Hà Nội. Bạn sẽ không thể nào quên được hương vị nếu đã từng một lần thưởng ... xem thêm...thức, đặc biệt là trong tiết trời mùa đông lạnh giá này. Dưới đây là danh sách một số quán bún đậu mắm tôm ngon có tiếng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mà bạn nên thử.

Vay tien cmnd