Danh sách các Bài văn cảm nhận về hình tượng nhân vật lữ khách trong bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của Cao Bá Quát (lớp 11) hay nhất

Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượt lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường mình đã lựa chọn

1

Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 5

Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát là tâm trạng của người lữ khách trong bài thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát, hình ảnh một con người với những bước chân bước trên bãi cát rộng lớn mỗi bước chân đi đều bị lún xuống đất, chính điều này đã khiến cho người lữ hành mỗi bước tiến lên phải lùi lại một bước dò dẫm, sợ sệt.


Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng các điệp âm với cách ngắt nhịp hai ba với mỗi câu thơ năm chữ, cho người đọc cảm giác rằng bước đi của người lữ hành luôn bị giật lại:


Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

(Cát dài bãi cát dài,

Mỗi bước lùi một bước)


Trạng thái khác thường của những bước chân gợi cảm giác như người lữ hành đang bước đi những bước đi vô định, không biết rõ đích đến là gì. Người lữ hành không còn nhận biết được thời gian hay không gian, chất chứa trong cả thân thể của người khách lữ hành này chỉ là một nỗi buồn phiền mãi không thôi.


Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,

Bộ hành nước mắt lã chã rơi).


Hai câu thơ đã người đọc về hình ảnh của một nhà nho chưa đến bốn mươi tuổi nhưng đã nhận ra được sự bức bối đến cùng cực không hợp với chế độ chính trị hiện thời. nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một hành trình một cuộc chốn chạy mà không rõ đích đến là nơi đâu, có lẽ chỉ có thần tiên, với những con người đắc quả mới có thể thoát khỏi những nỗi khổ tinh thần đó


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng?

(Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non lội suối giận sao nguôi?)


Biện pháp nghệ thuật so sánh giữa loại cực hình tinh thần với những con người đang khát khao danh lợi, họ đang u mê trong quyền lực và tiền bạc, số người tỉnh chắc chỉ có lác đác đến trên đầu ngón tay…


Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung;

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.

(Xưa nay phường danh lợi,

Bôn tẩu trên đường đời;

Gió thoảng hơi men trong quán rượu,

Say cả hỏi tỉnh được mấy người?)


Biện pháp nghệ thuật đối lập thức, tỉnh -ngủ, say, hiện lên hình ảnh về một con người lầm lũi với bước chân mệt mỏi, đi mãi đi mãi hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác mà không biết điểm dừng chân nơi đâu…gợi cảm hứng về sự cô đơn của người khách lữ hành, hình ảnh ẩn dụ với sức gợi tả, gợi cảm xuất sắc: người lữ hành đang chịu đựng những cực hình về tinh thần ấy cứ mải miết đi như vô nhưng khi ngước nhìn lên phía Bắc thì những ngọn núi lớp lớp nối nhau đã che mất nối; ngước về phía Nam, hình ảnh núi và sóng cũng trùng trùng điệp điệp bủa vây thân mình. Những ngoảnh đi ngoảnh lại bên cạnh chả có ai chỉ có một mình cô đơn trên bãi cát mênh mông mà thôi.


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng

Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng

Trường sa trường sa nại cừ hà!

Thản lộ mang mang úy lộ đa


Phần cuối của bài thơ kết thúc bằng những câu thơ như những tâm sự về con đường cùng của tác giả, sự ngột ngạt và đang là nút thắt chưa mở về tư tưởng của nhà thơ. Từ ngữ mang cho người đọc cảm giác bức bách đến khó chịu đến cùng cực của nhà thơ:


Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca:

Bắc sơn chi Bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi Nam ba vạn cấp;

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc:

Phía Bắc núi Bắc núi muôn lớp,

Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt;

Sao mình anh trơ trên bãi cát?)


Đọng lại trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát chính là tâm trạng ủ ê, mệt mỏi, bức bách đến cùng cực của một nhà nho đang không hợp khuôn với chế độ đương thời. Con đường đi với nhiều nhưng chông gai khiến những bước chân đầy giật cục, cứng nhắc, những bước đi vô định không rõ mục đích, chưa rõ con đường. trong cảnh ngộ đó nhà nho lạc thời cứ mang trong mình một nỗi băn khoăn, kiếm tìm một lời lý giải…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Liên kết: Vay tiền bằng CMND
2

Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 2

Văn chương là nơi người nghệ sĩ gửi gắm những tâm trạng, nỗi niềm của mình. Đó cũng là nơi mà các nhà văn, nhà thơ thể hiện cái chí của bậc nam tử. Cao Bá Quát cũng là một trong số những nhà thơ ấy. Với bài thơ "Sa hành đoản ca" (Bài ca ngắn đi trên bãi cát), ông đã bộc lộ nỗi niềm trăn trở, sự chán ghét đối với chế độ chính trị đương thời.


Bốn dòng thơ đầu tiên đã thể hiện hình ảnh người lữ khách với tâm trạng buồn bã, phiền muộn:


"Trường sa phục trường sa

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ

Khách tử lệ giao lạc".

(Bãi cát lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.)


Cao Bá Quát đã nhiều lần vào thi Hội ở kinh đô Huế nên ông đã quen thuộc với những bãi cát chạy dọc nối tiếp nhau ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Ông đưa những hình ảnh đó vào bài thơ để ẩn dụ cho con đường công danh gian nan, chông gai, vất vả. Các điệp từ "trường sa", "nhất" được lặp lại gợi ra một không gian rợn ngợp chỉ có các bãi cát nối tiếp nhau. Mỗi bước đi trên cát thật nặng nề, "đi một bước" mà "như lùi một bước", tiến về phía trước nhưng dường như người lữ khách lại đang ở vị trí ban đầu. Những bước chân của nhân vật trữ tình là những bước chân vô định, không xác định được phương hướng và đích đến. Ông chán ngán khi nhận ra sự mờ mịt của con đường công danh phía trước. Ông bất bình với thực trạng xã hội, bất bình với chế độ chính trị đương thời bởi đó là một xã hội trì trệ, bảo thủ.


Người lữ khách tự trách bản thân không "học" được "phép ngủ kĩ" của tiên ông để có thể thờ ơ, không quan tâm đến thời cuộc:


"Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng".

(Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người?)


Nếu có được phép ngủ thì tác giả đã không phải bận tâm đến sự đời, không phải bất bình với thực tại, không lo lắng cho đời sống nhân dân khổ cực. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là sự trốn tránh cuộc đời mà Cao Bá Quát thì không phải là con người hèn nhát như vậy. Từ đó cho thấy nhân cách cao đẹp của một nhà nho chân chính. "Trèo non", "lội suối" là những công việc cực nhọc, lữ khách tự oán trách bản thân cứ mãi theo đuổi con đường công danh dù biết trước đó là con đường nhọc nhằn đầy gian nan. Với các bậc nam nhi thuở xưa thì công danh là con đường duy nhất để họ lập thân, khẳng định tài năng của mình trước thiên hạ:


"Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông"

(Nguyễn Công Trứ)

Bậc nam nhi sẽ có nỗi hổ thẹn lớn nếu không trả được nợ công danh cho cuộc đời:

"Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"

(Phạm Ngũ Lão)


Cao Bá Quát đã nêu lên thực trạng về số người chạy theo danh lợi thì vô số còn số người nhận ra sự hư ảo của danh lợi thì rất ít. Chẳng vậy mà ông cất lên câu hỏi: "Người say vô số, tỉnh bao người"? Ông chua xót nhận ra con đường công danh bị biến tướng, mọi người lợi dụng nó để làm giàu cho bản thân. Con đường ấy đã gắn liền với thứ lợi danh tầm thường, người ta có thể đua chen, giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích. Họ tranh giành nhau chức quan để hưởng lợi lộc, tiền bạc, vật chất của cải. Thậm chí họ còn dùng những thủ đoạn xảo quyệt hãm hại nhau để tranh giành công danh.


Cao Bá Quát đã ngầm so sánh sức cám dỗ của "phường danh lợi" cũng giống như sức cám dỗ của rượu. Men rượu nồng lôi cuốn người thưởng thức khiến người ta có thể say và mất tỉnh táo. Danh lợi cũng vậy, nó khiến con người chìm đắm trong sự đua chen, ích kỉ. Có vô số con người bị danh lợi làm cho mờ mắt nhưng có mấy ai tỉnh táo nhận ra được bản chất của nó? Lữ khách không bị men rượu quyến rũ cũng không bị danh lợi mê hoặc, ông vô cùng tỉnh táo nhưng cũng băn khoăn vì không biết có nên tiếp tục theo đuổi con đường công danh mà mình chán ngán hay không. Dường như người lữ khách ấy đã rơi vào tuyệt vọng:


"Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

Quân hồ vi hồ sa thượng lập"?

(Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?)


Cao Bá Quát đang tự vấn chính mình khi nhận ra con đường dẫn đến công danh không hề bằng phẳng, dễ dàng. Đó là con đường có nhiều hiểm nguy, ghê sợ. Ông rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc khi đối diện với thiên nhiên và cũng là sự bế tắc trước thời cuộc. Không có một con đường nào mở ra hướng giải thoát cho ông bởi bủa vây xung quanh người lữ khách bé nhỏ là núi Bắc, núi Nam trùng điệp, sóng dào dạt. Ông chỉ biết cất lên khúc "đường cùng" để bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng. Tác giả đang loay hoay trong sự lựa chọn tiếp tục con đường công danh hay từ bỏ nó để có một cuộc đời, nhân cách trong sạch. Câu thơ cuối bài mang ý nghĩa như một lời thúc giục bản thân hãy hành động để thay đổi, vượt qua thực trạng bức bách, ngột ngạt. Nội dung câu hỏi đó cũng là sự dự báo về quyết định của người lữ khách rằng ông sẽ rời bỏ con đường công danh để chọn cho mình một hướng đi khác, một lí tưởng khác. Khi con đường công danh không còn vẹn nguyên giá trị cao quý, làm quan không còn để giúp dân, giúp nước nữa mà làm quan để tư lợi cá nhân thì không có lí do nào phù hợp để một người bản lĩnh, tài năng, cương trực như Cao Bá Quát tiếp tục theo đuổi?


Tác giả đã dùng thể ca hành không gò bó, giới hạn về số câu, niêm luật, vần điệu cùng việc sử dụng các hình ảnh tượng trưng để thể hiện tâm trạng của bản thân. Qua đó, bạn đọc thấy được nỗi buồn phiền, bế tắc, chán ngán chế độ chính trị đương thời và sự coi thường "phường danh lợi" của Cao Bá Quát. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy hoài bão, lí tưởng của ông.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
3

Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 3

Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.


Trong thi ca, “lữ khách” là một hình được đắt giá luôn được các nhà thơ biểu đạt một cách hết sức trau chuốc. Theo từ điển, “lữ khách” có nghĩa là người đi xa với mục đích ngao du. Lữ khách đôi khi được đồng nhất với từ “hành nhân”, “ly khách”. Qua hình ảnh người lữ khách bước đi trên cát, Cao Bá Quát cay đắng thể hiện bước chân của mình trên đường đời nghiệt ngã.


“Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước”.


Hình ảnh bãi cát hiện ra trong câu thơ đầu dài đến vô tận. Bãi cát hay cũng chính là dòng sống của nhân gian, cứ hết kiếp đời này tiếp nói kiếp đời khác, nhìn về ngày mai cứ tiếp dài đến vô tận. Không gian, thời gian trải đến vô cùng kiến cho con người choáng ngợp, mất định hướng về sự tồn. Muốn tiến lên phía trước mà sao có cảm giác như đi lùi lại.


Bước đi trên cát mà như đang đi trên một thảm màu nào đó biến hóa vô lường. Càng dậm mạnh chân, càng thấy mình lún xuống nặng nề hơn. Nhìn mặt trời dần xuống mà bãi cát vẫn còn quá dài, lữ khách bất lực, dòng lệ lã chã rơi:


“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.


Cao bá Quát là một người đầy dũng khí. Trước cảnh dân tình khốn khổ, điêu đứng; trên quan, dưới cướp, ông muốn đem tài năng ra giúp đời nhưng không được trọng dụng. Bất mãn với thời cuộc, ông dựng cờ khởi nghĩa. Thế nhưng, lúc bấy giờ, hành động của ông bị xem là phản loạn và bị triều đình trấn áp khốc liệt. Ông càng hành động càng thấy mình sai, hoảng loạn trong niềm tin chính nghĩa. năm tháng trôi qua mà khát vọng vẫn chưa thành hiện thực. Ông thấy mình đơn độc trên đường đời, khóc trong nỗi cô đơn bất tận. khóc vì căm hận, chí lớn chưa thành cũng là khóc vì trong sự nghiệp thiếu người trợ sức cùng kề vai sát cánh vượt qua hoạn nạn. Thiếu niềm tin tưởng vào con người, ông ước mình có được phép tiên để có thể tự mình làm nên việc lớn:


“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”


Trong khi kẻ anh hùng đang trong gió bụi, ngày đêm lao tâm khổ tứ mong tìm lấy một hướng đi thì những kẻ tầm thường ham danh hám lợi lại miệt mài say trong men rượu. Thiên hạ đều say, chỉ có ông là đang tỉnh. Tỉnh mới thấy cuộc đời bất công cần phải thay đổi. Tỉnh mới thấy phận mình long đong, đời mình trắc trở. Tỉnh mới biết đường đời hiểm nguy, lòng người giả trá:


“Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Nhìn về phía trước thấy mờ mịt bóng mây. Lữ khách than lên bế tắc: “tính sao đây?” rồi tuyệt vọng, điên cuồng hát vang khúc ca “đường cùng”:

“Bãi cát, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”


Đường vẫn còn dài, cớ sao Cao Bá Quát lại nói là đường cùng? Đường cùng là bởi đường còn qua xa, một không gian ngút ngàn mở ra trước mắt. Phía Bắc, núi tiếp núi muôn trùng. Phía Nam biển rộng dạt dào sóng vỗ. Có sức phi tường cũng khó vượt qua được. Đường cùng là bởi dẫu có đi tiếp nữa thì biết đi về đâu, bước đường vô nghĩa. Để rồi cuối cùng, nhà thơ buông lời tuyệt vọng:


“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”


Đó là một câu hởi thật khó trả lời. Không phải là nên đi tiếp hay nên quay lại mà là anh sẽ chấm dứt sự tồn tại trong tư thế ngẩng cao đầu hay sẽ sống tiếp trong thân phận thấp hèn bị người đời sỉ nhục.


Trong bài thơ, người lữ khách mang tầm vóc của người anh hùng tràn đầy khát vọng nhưng bất lực trên đường đời. Mỗi câu thơ dồn nén nhiều tâm tư ẩn khuất. Nó như uất hận, muốn gào thét giữa mênh mông đất trời. Đó là một cái tôi cô đơn, tuyệt vọng. Bài thơ là sự xung đột dữ dội của tâm thức. Việc bước đi trên cát chỉ là một cái cớ để Cao Bá Quát tự vấn mình và nhận diện thực tại. Ông đã rơi vào trạng thái của kẻ độc hành, một mình bước đi trên cõi đời lạc lõng.


Đương thời, ông cũng tự cho mình là người học rộng, hiểu cao, thế nên để có người cùng Cao Bá Quát thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia cũng là một điều rất khó. Thế nhưng, cái mà ông muốn nói đến đó chính là thực tại xã hội thối nát nhưng con người hèn kém đã ngủ quên trong mê muội, chấp nhận cuộc sống kém cỏi, điều mà ông không bao giờ dung túng được.


Bài thơ ngắn đi trên cát thể hiện khí phách lẫm liệt của Cao Bá Quát bước trên đường đời vạn khổ. Tuy có chút bi lụy ở cuối bài nhưng cũng không thể làm phai mờ cái tư thế hiên ngang của người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất muốn thay đổi giang sơn nhưng bất thành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
4

Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 1

Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượt lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm bi phẫn ấy.


Để thể hiện tâm trạng của mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình ảnh giàu ý nghĩa: hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình ảnh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành trình vào kinh ứng thí của nhà thơ. Khi đi dọc dải đất miền Trung, Cao Bá Quát đã bao lần nhìn thấy khung cảnh những cồn cát mênh mông trải dài trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thía nỗi nhọc nhằn, khổ ải khi bước đi trên cát. Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc.


Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi cát khác - "Bãi cát dài, lại bãi cát dài" - đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác giả và của bao trí thức đương thời. Con đường ấy kéo dài tưởng như vô tận với biết bao chông gai hiểm trở đang chờ đợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh - bãi cát, hình ảnh đường ghê sợ: phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam, sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát đang mở ra trước mắt nhà thơ.


Gắn liền với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau khổ.


Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi


Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh, đặc biệt ý thức về cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.


Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?


Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt mình:


... Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

...

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt


Nên đi tiếp hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó? Tính sao đây? Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở của nhà thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn giữa cuộc đời mờ mịt. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp: Anh đứng làm chi trên bãi cát? Người lữ hành sau nhiều day dứt, trăn trở cuối cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào, đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.


Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho thấy dấu hiệu rõ nét của một sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.


Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chỉ góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng phong kiến bao trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con người, bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
5

Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 4

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét cũa một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.


Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trẽn đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?


Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.


Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.


“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“


Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.


Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?


Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang.


Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?


Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiẽn, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.


Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Bình Phước -

Tỉnh/Thành: Bình Phước

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Biển quảng cáo được xem là một thương hiệu giới thiệu đến các sản phẩm, các mặt hàng cũng như các cửa hàng, địa chỉ nào đó. Sau đây Chúng tôi sẽ giới thiệu cho ... xem thêm...bạn các địa chỉ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Bình Phước nhé!

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Hậu Giang -

Tỉnh/Thành: Hậu Giang

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp, cửa hàng lần lượt mọc lên, khả năng cạnh tranh giữa các đơn vị được đẩy cao hơn hết. Vì vậy ... xem thêm...việc quảng bá thương hiệu, gây ấn tượng đối với khách hàng chính là một trong những phương pháp hiệu quả tạo nên sự thành công của các đơn vị kinh doanh. Vậy hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Hậu Giang nhé!

Danh sách các Công ty sản xuất vật liệu xây dựng uy tín nhất Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Vật liệu xây dựng là sản phẩm không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chất lượng của vật liệu luôn được đảm bảo ưu tiên hơn bao giờ hết. ... xem thêm...Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những công ty sản xuất vật liệu xây dưng uy tín nhất Hà Nội nhé.

Danh sách các Sân bóng nhân tạo chất lượng nhất Bình Thuận -

Tỉnh/Thành: Bình Thuận

25/04/2024

Category: N/A

Bóng đá gần như là môn thể thao được yêu thích nhất, được nhiều người chọn để rèn luyện sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng. Chính vì vậy, nhu cầu về sân ... xem thêm...bóng nhân tạo tăng lên rất nhiều, và tại Bình Thuận, các sân bóng đá nhân tạo cũng rất được quan tâm. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các sân bóng đá nhân tạo chất lượng nhất tại Bình Thuận nhé.

Danh sách các Quán bida giá rẻ nhất tỉnh Quảng Ngãi -

Tỉnh/Thành: Quảng Ngãi

25/04/2024

Category: N/A

Bida hiện đang là một trong những môn thể thao và loại hình giải trí được ưa chuộng tại Quảng Ngãi nói riêng và thế giới nói chung. Bida không chỉ mang tính ... xem thêm...giải trí cao mà còn giúp rèn luyện sức khoẻ và tư duy cho con người. Và đối với các tín đồ bida, việc chọn lựa một quán phù hợp, giá rẻ là điều vô cùng cần thiết. Nắm bắt được suy nghĩ đó, bài viết này, Chúng tôi sẽ điểm mặt những quán bida giá rẻ chất lượng nhất tỉnh Quãng Ngãi

Danh sách các Bệnh viện bắn laser mắt uy tín nhất Nha Trang -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: N/A

Bạn đang gặp tình trạng cận thị, viễn thị, loạn thị hay lão thị. Bạn muốn chữa trị để có đôi mắt khỏe mạnh hơn, thế nhưng lại lo lắng về phương pháp cũng như ... xem thêm...địa chỉ để khắc phục tình trạng của mắt. Vậy hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các bệnh viện bắn mắt laser uy tín tại Nha Trang nhé!

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Cà Mau -

Tỉnh/Thành: Cà Mau

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Tại tỉnh Cà Mau, nhu cầu về thiết kế và lắp đặt biển quảng cáo ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp và đáng tin cậy là ... xem thêm...điều mà nhiều doanh nghiệp và cửa hàng quan tâm. Để giúp bạn có được thông tin chi tiết và đáng tin cậy, Chúng tôi xin giới thiệu danh sách các địa chỉ có dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Cà Mau.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất tỉnh Tiền Giang -

Tỉnh/Thành: Tiền Giang

25/04/2024

Category: N/A

Thị trường nước hoa hiện nay ngày càng nhộn nhịp, tuy nhiên không phải cửa hàng nào cũng đều uy tín. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, bạn ... xem thêm...cần tìm đến những địa chỉ bán nước hoa chính hãng. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất tại Tiền Giang.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Đống Đa trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Đống Đa còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhà hàng, quán ăn nào ngon nổi tiếng là câu hỏi mà không ít người đặt ra. Bạn đừng lo hôm nay Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các ... xem thêm...bạn một số nhà hàng ngon nổi tiếng nhất ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội mà Chúng tôi tổng hợp được sau đây.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nước hoa là sản phẩm xu hướng được nhiều người sử dụng nên có rất nhiều địa chỉ bán nước hoa. Tuy nhiên, để lựa chọn được một địa chỉ bán nước hoa uy tín, chất ... xem thêm...lượng lại là một điều khó khăn. Dưới đây, Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nhắc đến quán ăn ngon nổi tiếng ở phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội thì không thể không nói đến các địa chỉ ẩm thực dưới đây. Với thực đơn đa dạng phong cách, ... xem thêm...không gian đẹp và mức giá khá hợp lý, những quán ăn ngon Chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ là gợi ý lý tưởng cho bạn khi tìm địa chỉ ăn uống ở khu vực phố Khúc Thừa Dụ.

Danh sách các Dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất TP. Thủ Đức, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Bạn đang tìm kiếm một dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín mà bạn có thể tin tưởng? Bạn đang phân vân không biết phải chọn đơn vị nào an toàn, nhanh chóng, tiết ... xem thêm...kiệm. Hôm nay, Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những dịch vụ sửa nhà trọn gói, uy tín nhất TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Bạn là một người đam mê nước hoa, nhưng đang băn khoăn không biết địa chỉ mua nước hoa uy tín tại khu vực quận Đống Đa, Hà Nội. Cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay danh ... xem thêm...sách 10 địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Hà Đông trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Hà Đông còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Khuyến là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội nhé.

Danh sách các Phòng khám tổng quát uy tín nhất TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: N/A

"Sức khỏe quý hơn vàng", vì thế bạn cần theo dõi và thăm khám tổng quát định kỳ để có thể chăm sóc bản thân thật tốt. Việc thăm khám tổng quát là điều cần ... xem thêm...thiết để phát hiện sớm bệnh tình, kịp thời chữa trị. Tại TP.HCM bạn có thể đến những phòng khám tổng quát uy tín sau đây để có thể nhận được dịch vụ chuyên nghiệp nhất nhé.

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Trà Vinh -

Tỉnh/Thành: Trà Vinh

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Biển quảng cáo được đại diện cho vẻ bề ngoài, đại diện cho hình ảnh cho các cửa hàng. Vì vậy, những địa chỉ làm biển hiệu quảng cáo Trà Vinh mà Chúng tôi chia sẻ ... xem thêm...sau đây sẽ giúp các bạn có cho mình những lựa chọn hợp lý nhất.

Danh sách các Nhà hàng, quán ăn ngon nhất gần cầu Rồng, Đà Nẵng -

Tỉnh/Thành: Đà Nẵng

25/04/2024

Category: N/A

Là một cây cầu độc đáo tại Việt Nam, cầu Rồng trở thành một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng mà không du khách nào có thể bỏ lỡ. Bạn đang ở khu vực Cầu Rồng, ... xem thêm...Đà Nẵng và đang cần tìm một nhà hàng thật tuyệt để trải nghiệm? Tại gần Cầu Rồng có rất nhiều quán ăn ngon, thu hút khách du lịch. Dưới đây là một vài gợi ý của Chúng tôi dành cho bạn.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hà Đông và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hoàng Mai, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hoàng Mai và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Vay tien cmnd