Danh sách các Bài soạn "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương lớp 9 hay nhất

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi. Đất nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Viễn Phương ra thăm Bác và đã viết bài thơ này với sự thành kính và niềm xúc động sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viếng lăng Bác" hay nhất mà Chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.

1

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Viễn Phương (1928 – 2005):

Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ởNam Bộ
Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Namthời kì chống Mĩ cứu nước.
Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
2. Tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).
Nội dung: Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 60 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài

Bài làm:
Cảm hứng bao trùm bài thơ: Bài thơ là niềm xúc động thành kính, lòng biết ơn của tác giả đối với Bác khi thăm lăng Bác nói riêng và cũng là những tình cảm của người dân đối với Bác nói chung. Cảm hứng ấy đã chi phôi giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ.Trình tự biểu hiện của bài thơ theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác:
Đầu tiên là cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.
Tiếp đến gần hơn là hình ảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Tiếp theo là cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả khi đã bước vào ở trong lăng được ngắm nhìn Bác.
Cuối cùng là niềm mong uớc tha thiết của tác giả muốn ở bên Bác mãi mãi khi cuộc thăm lăng kết thúc, khi sắp trở về quê hương.


Câu 2: trang 60 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
Bài làm:
Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu:
Ngay khi đến Lăng Bác ấn tượng đầu tiên đối với tác giả là hình ảnh hàng tre xanh chờn vờn trong sương sớm. Hình ảnh tre mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Tre là một loại cây rất bình dị lại được trồng ngay ở giữa Thủ đô lộng lẫy uy nghi, cùng với bao loại cây quý hiếm khác trước lăng Bác. Phải chăng đó là sự ẩn dụ về con người của Bác giản dị mà vô cùng thanh cao. Không những thế hình ảnh tre còn biểu tượng cho hình ảnh giản dị mộc mạc nơi làng quê thanh bình yên tĩnh.Tre còn là hình ảnh biểu tượng cho tính cách của dân tộc Việt Nam: anh dũng, quật cường sức sống bền bỉ dẻo dai “bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh cây tre ở khổ cuối:
Hình ảnh hàng tre hiên ngang quanh lăng Bác mở đầu và cũng là kết thức bài thơ, thế nhưng ở cuối bài nó mang một ý nghĩa khác nhau tạo ra đầu cuối có sự tương ứng, làm đậm nét hình ảnh. Nhưng cây tre ở đây lại mang nét nghĩa mới, nó tượng trưng cho tấm lòng trung hiếu của con cháu đối đất nước, đối với Bác quyết đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Và phải chăng đó còn là hình ảnh những người lính cảnh vệ đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác mà nhà thơ Viễn Phương muốn gởi gắm.


Câu 3: trang 60 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.
Bài làm:
Những câu thơ trong bài thể iện niềm xúc động, sự thành kính nhớ thương của tác giả dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Lòng thành kính của tác giả thể hiện ở những câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Sự tôn kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua phép ẩn dụ đặc sắc. Mặt trời của thiên nhiên đem ánh sáng xua tan đêm tối, mang tới sự sống cho muôn loài. Hình ảnh mặt trời trong : " mặt trời đi qua trong lăng" mang ý nghĩa thực. Đó là mặt trời của tự nhiên, mặt trời cung cấp ánh sáng duy trì sự sống cho con người. Nhưng đến với câu thơ thứ hai mặt trời không còn mang ý nghĩa tả thực nữa mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng. Tác giả ví mặt trời ấy như Bác Hồ người đã đem lại ánh sáng, dẫn đường chỉ lối để nhân dân ta có cuộc sống ấm lo, thoát khỏi những ngày xiềng xích nô lệ đen tối. Cách ẩn dụ ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không những nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) mà còn thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Tác giả còn thể hiện sự tôn kính, niềm thương nhớ của nhân dân đối với Bác:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Hình ảnh Bác trong những vần thơ là vĩnh hằng, là bất tử.Trời xanh là vĩnh hằng cũng như tên tuổi và sự nghiệp của Bác sẽ sống mãi với dân tộc Việt Nam, dù cho Bác có đi xa nhưng trong triệu trái tim con người Việt Nam mỗi khi nhớ tới đều quặn thắt trái tim. Đó là nỗi mất mát lớn nhất trong lòng mỗi người dân chúng ta. Người vẫn mãi sống, bất tử trong lòng mỗi người.


Câu 4: trang 60 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.
Bài làm:
Bài thơ có một giọng điệu thành kính trang nghiêm. Giọng điệu ấy hợp thành bởi nhiều yếu tô từ thể thơ, nhịp điệu đến từ ngữ và hình ảnh của bài thơ.
Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự do có dòng bảy chữ, nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với nhịp chậm nhiều dòng ít ngắt nhịp lại gieo vần liền. Bởi thế mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm thành kính.
Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con . ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vĩ lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh...).
Giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật rất phù hợp với nhau đều thể hiện sự trang nghiêm sâu lắng, niềm xót xa tự hào và sự đau đớn xót xa của tác giả khi đứng trước lăng Bác


Luyện tập
Câu 2: Trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2

Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác
Bài làm:
Với nhiều người con miền Nam, không được gặp Bác lần cuối trước khi người đi xa là niềm tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời họ. Viễn Phương chính là một người con như thế. Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, ông đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Trong giây phút nghẹn ngào ấy, ông đã viết bài thơ Viếng lăng Bác như một lời tri ân gửi tới người cha già dân tộc. Và hẳn nhiên, nỗi đau đớn cũng được hiện hình trong từng dòng thơ của Viễn Phương:


"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"

Thời điểm Viễn Phương tới viếng, Bác đã mất được 7 năm nhưng nỗi đau mất Bác vẫn chưa thể nguôi ngoai. Tác giả đã sử dụng lối nói giảm nói tránh cái chết của Bác thành "giấc ngủ bình yên" trong "vầng trăng sáng dịu hiền" như một liều thuốc để giảm bớt nỗi đau trong tâm hồn mình. Mong muốn suốt cả cuộc đời của Bác là được nhìn thấy nhân dân hai miền sum vầy trong độc lập, tự do. Và giờ thì mong muốn của người đã trở thành hiện thực, Bác đã có thể ngủ yên trong giấc ngủ vĩnh hằng của mình. Biện pháp đối lập "Vẫn biết" - "Mà sao" đã dựng nên một nghịch lý giữa cảm xúc và lý trí. Lý trí đã nhắc nhở Viễn Phương rằng Trời xanh là mãi mãi. Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ cho những quy luật vỗn dĩ của cuộc đời, luôn tồn tại khách quan mặc kệ con người có muốn hay không, mây vẫn trôi lững lờ và trời vẫn xanh ngắt một màu bình yên.


Ở đây, Viễn Phương biết quy luật của đời người mà ai cũng phải trải qua là sinh - lão - bệnh - tử và cái chết là điều không thể tránh khỏi, ai rồi cũng sẽ phải chết. Bác cũng không thể là một ngoại lệ. Nên việc Bác mất đi là điều hết sức bình thường, đúng theo cái vốn có của đời sống mà thôi. Lý trí đã nhận ra quy luật ấy, đã nhắc nhở Viễn Phương về điều ấy nhưng cảm xúc của ông lại không thể tuân theo sự điều khiển của lý trí. Bởi trong tim ông vẫn "nhói" lên một cái khi nghĩ tới Bác đã không còn. Nỗi đau quá lớn của dân tộc Việt Nam là mất đi một con người vĩ đại, một người cha nhân hậu như Bác. Vẫn biết cái chết của Bác sẽ là điều tất yếu nhưng trái tim vẫn đau đớn, đôi mắt vẫn đỏ hoe mỗi khi nhắc đến Người. Con người là vậy, cảm xúc nơi trái tim là thứ không thể điều khiển được, dù lý trí có mạnh mẽ đến đâu. Ta nào có thể ngăn trái tim mình dành tình cảm yêu thương cho một người? Ta cũng chẳng thể ngăn nổi trái tim cứ nhói từng cơn khi chứng kiến người ta thương yêu không còn bên cạnh ta nữa. Nếu lý trý lấn át cả trái tim rồi thì con người cũng chỉ là cỗ máy vô hồn, chạy theo một chương trình được lập trình sẵn mà thôi. Khổ thơ không chỉ là nỗi đau đớn tột cùng mà còn là lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Liên kết: Vay tiền bằng CMND
2

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 4

I. Vài nét về tác giả

- Viễn Phương ( 1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn
- Quê quán: An Giang
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước
+ Năm 1952, trường ca “ Chiến thắng Hòa Bình” của ông được giải nhì khi Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật
+ Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…
- Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
2. Bố cục
- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm


Trả lời câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác.

- Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.

- Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn mình mãi ở lại bên lăng Bác.


Trả lời câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ.

- Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.

=> Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.


Trả lời câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là thực nhưng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng “sáng dịu hiền”. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ “mặt trời”), Bác còn là một người Cha có “đôi mắt Mẹ hiền sao!”.

Đến hai câu thơ sau, mạch cảm xúc ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.


Trả lời câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ tám chữ có xen một số câu thơ bảy chữ và chín chữ. Cách gieo vần linh hoạt. Nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng, suy tư lắng đọng vào chiều sâu của tâm trạng của nhà thơ.

- Ngôn ngữ và hình ảnh thơ: Bài thơ có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.


Luyện tập

Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.

a. Đoạn văn tham khảo (phân tích khổ 2)

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

b. Đoạn văn tham khảo (phân tích khổ 3)

Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ:

Bác nằm trong lăng giấc ngứ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Câu thơ gợi được sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong lành và hình ảnh đẹp đẽ của Bác. Bằng tình cảm, nhà thơ thấy Bác như đang ngủ trong giấc ngủ bình yên giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộng, Bác vẫn ở cùng ta, như nhà thơ Hải Như đã viết:

Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu

Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ

(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

“Vầng trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ trong tình thương yêu. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết:

Trong lăng Bác vừa chợp nghỉ

Như sau mỗi việc làm.

Trăng ơi trăng biết thế

Nên trăng bước nhẹ nhàng.

(Trăng lên)

Hình ảnh vầng trăng dịu hiền cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

“Trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi (Bác sống như trời đất của ta Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử. Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
3

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 3

I. Tác giả - Tác phẩm

Viễn Phương tên khai sanh là Phan Văn Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).


II. Bố cục

- Phần 1 (Khổ 1) : Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng.

- Phần 2 (Khổ 2) : Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác

- Phần 3 (Khổ 3) : Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước di hài của Bác.

- Phần 4 (Khổ 4) : Niềm mong ước thiết tha của nhà thơ khi sắp trở về miền Nam.


III. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2: Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

Trả lời :

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.


Câu 2 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bậc những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào ? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam ?

Trả lời :

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam - một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa “cây tre trung hiếu”. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.


Câu 3 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2: Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4 ? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

Trả lời :

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 2, 3 và 4 :

- Hình ảnh mặt trời trên lăng là hình ảnh thực, một hình ảnh thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng được nhân hoá ngày ngày đi qua trên lăng, chiêm ngưỡng mặt trời trong lăng rất đỏ. Hình ảnh mặt trời trong lăng ở câu dưới là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác. Nếu như mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài thì Bác là người đã soi đường chỉ lối, đem lại độc lập, tự do và cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người vào lăng viếng Bác trong nỗi xúc động bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong nặng trĩu nỗi nhớ thương. Dòng người được ví như tràng hoa là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Đó là tràng hoa của lòng nhớ thương, biết ơn đang thành kính dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ bảy mươi chín mùa xuân lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra mùa xuân cho đất nước.

- Hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền còn gợi cho ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ trời xanh như là lời khẳng định: Bác như bầu trời xanh kia, hiền hoà, bao dung, vĩ đại, trường tồn cùng thời gian. Người như đã hoá thân vào non sông đất nước, sống mãi trong sự nghiệp và tâm hồn dân tộc.

- Hình ảnh ẩn dụ cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại cuối bài với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu (nhân hoá). Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ kết cấu đầu cuối tương ứng đồng thời góp phần thể hiện niềm tin và tình cảm thuỷ chung son sắt của cả dân tộc ta quyết đi theo con đường mà Người đã chọn.


Câu 4 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2: Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

Trả lời :

Bài thơ có giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót xen lẫn tự hào.

- Thể thơ tám chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 chữ, nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp với hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như mặt trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh…vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.


II. Luyện tập

Câu 1 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Học thuộc lòng bài thơ.


Câu 2 trang 60 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ.

Đoạn văn tham khảo bình khổ thơ thứ 2 của bài thơ

Khổ thơ thứ hai thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Nếu như ở khổ thơ trên, cảnh vật còn đang sương phủ thì sang khổ thơ này, mặt trời đã lên cao và gợi ra một liên hệ mới. Ví Bác với “mặt trời” là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh “mặt trời trên lăng” với “mặt trời trong lăng” là một sáng tạo mới xuất thần chưa hề có. Hình ảnh mặt trời trên lăng là hình ảnh thực, một hình ảnh thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng được nhân hoá ngày ngày đi qua trên lăng, chiêm ngưỡng mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng trong câu dưới là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác. Nếu như mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài thì Bác là người đã soi đường chỉ lối, đem lại độc lập, tự do và cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân tộc Việt Nam. Nếu mặt trời tự nhiên vĩ đại, trường tồn, bất diệt thì với dân tộc Việt Nam, Bác chính là vị lãnh tụ vĩ đại nhất, dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi trong trái tim dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người vào lăng viếng Bác trong nỗi xúc động bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong nặng trĩu nỗi nhớ thương. Dòng người được ví như tràng hoa là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Đó là tràng hoa của lòng nhớ thương, biết ơn đang thành kính dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ bảy mươi chín mùa xuân lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra mùa xuân cho đất nước. Điệp ngữ “ngày ngày” lặp lại hai lần trong khổ thơ gợi cảm giác thời gian vô tận, vĩnh viễn, không bao giờ ngừng như tấm lòng nhân dân không bao giờ nguôi nhớ Bác

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
4

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 1

Bố cục

- Khổ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu tới lăng Bác

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác

- Khổ cuối: Niềm xúc động khi phải rời lăng về miền Nam


Câu 1 ( trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào nhưng cảm xúc chủ đạo vẫn là đau xót, tiếc nuối

- Giọng điệu trong bài thơ: giọng thành kính, trang nghiêm, suy tư trầm lắng

- Cảm xúc thể hiện trình tự vào viếng lăng Bác:

+ Cảm xúc về cảnh trước lăng,

+ Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng

+ Niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác


Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre


Câu 3 (Trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời- Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác

+ Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa

+ Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam

→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người


Câu 4 (Trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Thể thơ: thơ tự do

- Cách gieo vần: linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng, suy tư lắng đọng, chiều sâu của nhà thơ

- Ngôn ngữ và hình ảnh, có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực, mang nghĩa tượng trưng

- Ngôn ngữ mang giàu sức biểu cảm: kính trọng, tự hào, tiếc nuối, đau xót


Luyện tập

Bài 1 (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Học thuộc bài thơ


Bài 2 (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Viếng lăng Bác là bài thơ thể hiện niềm thành kính, tự hào của nhà thơ Viễn Phương lần đầu ra thăm lăng Bác, trong đó khổ thơ 2 và 3 diễn tả một cách chân thành tình cảm của nhà thơ cũng như người dân Việt Nam đối với Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh mặt trời diễn tả sự vĩ đại, cao cả của Người:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Nếu mặt trời thực mang lại ánh sáng, nguồn sống cho vạn vật, thì Người mang lại cho dân tộc Việt Nam con đường hạnh phúc, tự do. Nối tiếp là dòng người "ngày ngày" nhớ tới Bác, "tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" ấy cứ vô tận mãi như tỏ lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Đối với nhà thơ, Bác chỉ như đang nằm "giấc ngủ yên bình", xung quanh Người được bảo phủ bởi những vầng sáng của ánh trăng trong tưởng tượng của tác giả. Tác giả thấy nhói ở trong tim, dù vẫn biết quy luật tự nhiên nhưng vẫn không khỏi cảm thấy đau xót, tiếc nuối khi Người giờ không còn nữa. Nhưng Bác vẫn mãi sống mãi trong lòng tác giả, đất nước và con người Việt Nam.


Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ như: giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp, có tình biểu tượng cao cùng với hệ thống ngôn từ bình dị mà cô đọng, hàm súc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
5

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 2

Kiến thức cơ bản

1. Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Xem thêm tiểu sử nhà thơ Viễn Phương.

2. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác. Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này.


Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 - Trang 60 SGK

Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

Trả lời:

Bài thơ là tình cảm của người con Nam Bộ đối với Bác, thể hiện mong muốn, tình cảm của quân dân miền Nam và cả nhân dân Việt Nam với Bác - vị cha già, vị lãnh tụ muôn ngàn kính yêu của dân tộc.

Trình tự biểu hiện:

- Đầu tiền là cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm.

- Tiếp đến là hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác.

- Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng.

- Mong ước của tác giả thiết tha được ở mãi bên Bác.


Câu 2 - Trang 60 SGK

Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

Trả lời:

+ Hàng tre như dài rộng mênh mông.

+ Hàng tre xanh màu đất nước, màu Việt Nam

+ Hàng tre kiên cường bất khuất, hiên ngang (Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)

Tác giả không tả thực hàng tre, mà liên tưởng, nhân hoá, tượng trưng.

Ý nghĩa của cách tả này cho thấy lăng Bác và tre thật gần gũi, thân thuộc như những làng quê xanh lũy tre. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã tập trung về quanh Bác, canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.


Câu 3 - Trang 60 SGK

Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4 ? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

Trả lời

- Tình cảm được thể hiện độc đáo:

+ Tình cảm của mọi người đối với Bác thật vô tận.

+ Ngày ngày thời gian lặp đi lặp lại khi mặt trời qua lăng.

+ Ngày lại ngày những dòng người nối nhau đi trong một không gian đặc biệt: đi trong thương nhớ

+ Đặc sắc nhất là những con người, những tấm lòng đã kết thành tràng hoa dâng lên Bác.

- Khổ thơ thứ 3 tác giả tả cảnh trong lăng Bác và niềm xúc động khi thấy Bác

+ Vầng trăng như là tượng trưng.

+ Lí trí thì nói rằng Bác đang trong giấc ngủ, vẫn còn sống mãi.

+ Sự thật là Bác đã không còn nữa.

- Khổ thứ 4 nhà thơ ước muốn:

+ Làm con chim hót

+ Làm hoa tỏa hương

+ Làm cây tre trung hiếu

-> Tất cả để được quanh Người, canh gác cho Bác ngày đêm.


Câu 4 - Trang 60 SGK

Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

Trả lời

- Thể thơ 5 chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liên giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao...) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao...)

- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.

- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từ đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.


Luyện tập

Yêu cầu: Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.

Bài văn mẫu

Khổ 2

Khổ thơ thứ hai là dòng cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp lớn lao của Bác khi được hòa vào dòng người viếng lăng Bác. Ở đây ta thấy hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần với những ý nghĩa khác nhau. Mặt trời ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời thực của thiên nhiên, mang lại ánh sáng, sưởi ấm và đem đến sự sống cho muôn loài. Mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ, mặt trời ở đây chính là Bác. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ đã ngợi ca vẻ đẹp của vị cha già dân tộc. Người như ánh mặt trời đem tình thương cho đồng bào, nhân dân Việt Nam. Người là ánh sáng soi đường cho hàng triệu người con của đất nước. Bác chính là cội nguồn sự sống của đất nước. Hình ảnh dòng người ngày ngày “đi trong thương nhớ”, “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện niềm kính trọng, yêu mến của người dân Việt Nam đối với người cha vĩ đại của dân tộc. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc, chân thành mà tác giả dành cho Bác.

Khổ 3

Nếu khổ thơ thứ hai là tình cảm biết ơn, kính trọng thì đến khổ thơ thứ ba, tác giả bày tỏ nỗi xót thương vô hạn đối với sự ra đi của Bác. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, tác giả Viễn Phương đã so sánh Bác với “trời xanh” vĩnh hằng, bất biến. Dù Bác đã ra đi nhưng vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong sự nhớ thương của nhân dân Việt Nam ngàn đời. Tình yêu thương bao la, ơn đức lớn lao của Bác sẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng những thế hệ người Việt. Người đã rời xa trần thế nhưng hình ảnh người vẫn gần gũi như là bác, là cha của những người cháu, người con, đầy “dịu hiền”. Nhưng dẫu biết là như thế, khi nhìn thấy hình ảnh Bác “nằm trong giấc ngủ bình yên” tác giả vẫn không thể che giấu cảm xúc xót thương vô hạn đối với sự mất mát lớn này. Ở cuối khổ thơ, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” kết lại bài thơ bằng việc bộc lộ trực tiếp cảm xúc trữ tình. Dấu chấm than đặt cuối khổ thơ như nốt lặng, bày tỏ tình cảm của nhà thơ đối với Bác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
6

Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 6

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác giả

Viễn Phương (1928-2005) là một nhà thơ Nam Bộ, ông là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
2. Tác phẩm

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào dịp nhà thơ có dịp được viếng lăng Bác sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Bài thơ được in trong tập Như mây mùa xuân.


II. Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác

1. Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Cảm xúc bao trùm của tác giả là niềm xúc động thiêng liêng, lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ. Đồng thời đó còn là niềm tự hào và nỗi xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác.
Trình tự biểu hiện cảm xúc trong bài: Cảm xúc của tác giả thể hiện từ cảnh bên ngoài lăng với những hình ảnh về hàng tre bát ngát. Tiếp theo là cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng viếng Bác “dòng người đi trong thương nhớ”.Và nỗi xúc động của tác giả khi thấy người trong lăng với hình ảnh “mặt trời, vầng trăng..”. Tác giả mong ước được mãi mãi ở bên Người.


2. Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở khổ thơ đầu đây là một hình ảnh có thực. nhưng nó cũng mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Cây tre một hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, cây tre không chỉ là người bạn của người nông dân mà còn là người chiến sỹ cùng ra trận. Ở trong khổ thơ đầu hình ảnh cây tre hiện lên hiên ngang bất khuất “bão gió mưa sa đứng thắng hàng”. Hình ảnh cây tre được nhân hóa, mang dáng dấp cứng cỏi, hiên ngang như đang bảo vệ cho giấc ngủ của Người.
Cuối bài thơ, hình ảnh cây tre được lặp lại khi tác giả mong muốn được hóa thân thành”cây tre trung hiếu” , đó là một phẩm chất quý báu của người dân Việt nam, của người cách mạng làm cho bài thơ gây ấn tượng sâu sắc với người đọc và cảm xúc được nâng lên, gợi ra sự ngậm ngùi nơi người đọc.


3. Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Tình cảm của nhà thơ và của mọi người dành cho Bác được thể hiện qua các khổ thơ 2,3,4,7 là:

Bác được so sánh với hình ảnh mặt trời “mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu mặt trời của thiên nhiên mang ánh sáng cho vạn vật thì Bác mang lại ánh sáng và soi rọi con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam, mang tới ánh sáng cho cả dân tộc.
Lòng thành kính của người viếng lăng được thể hiện qua hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” “Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chin mùa xuân”. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, tác giả dùng hình ảnh “bẩy mươi chín mùa xuân” để nói về tuổi của Người.
Khổ thơ thứ ba tác giả nói về niềm thương xót vô hạn của mọi người dành cho Bác qua hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” tác giả muốn nói dù Người đã ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi.
Khổ cuối diễn tả chân thành, mộc mạc tình cảm của nhà thơ, bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác : trào nước mắt, làm con chim, đóa hoa, cây tre.


4. Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật của bài thơ là:

Bài thơ là sự kết hợp khéo léo giữa tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật trong bài. Bài thơ có giọng điệu trang nghiêm, đau xót, nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ nhằm tạo ra không khí trang nghiêm, thành kính.
Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, nhiều hình ảnh sáng tạo vừa quen thuộc vừa sâu sắc làm cho người đọc liên tưởng tới những hình ảnh cụ thể.


III. Luyện tập bài Viếng lăng bác Ngữ văn 9

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã vẽ lên một hình ảnh thật đẹp về Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hai câu thơ sóng đôi được tác giả tạo nên từ một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” được tác giả ẩn dụ để nói về Bác. Tác giả ví Bác như ánh sáng của mặt trời, nếu mặt trời của tự nhiên đem lại ánh sáng cho muôn loài, mang tới sự sống vĩnh hằng cho vạn vật thì Bác như ánh mặt trời chiếu sáng cho con đường cách mạng của dân tộc. Có thể nói, nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng một tứ thơ thật đẹp và giầu hình ảnh. Một sự so sánh độc đáo, không chỉ đem lại cho người đọc những liên tưởng thật đẹp mà còn thể hiện tấm lòng yêu quý, kính trọng của tác giả và của tất cả mọi người dành cho Bác.

Ha câu thơ cuối là hình ảnh của dòng người vào lăng viếng Bác. Sự tiếp nối của dòng người như dài vô tận, mang theo bao nỗi tiếc thương và niềm thành kính đối với Người

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hai từ “ngày” được lặp lại tạo ra một vòng tròn khép kín của thời gian, dường như thời gian cứ nối tiếp dài vô tận từ ngày này qua ngày khác và dòng người vào lăng viếng Bác cũng dài vô tận như thời gian không có điểm dừng. Hình ảnh ẩn dụ “bẩy mươi chin mùa xuân” hay đó chính là bẩy mươi chín năm cuộc đời của Bác, một cách nói giảm nói tránh nhằm làm giảm đi độ tiếc thương, đồng thời thể hiện lòng thành kính của tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Danh sách các Nha khoa trồng răng implant uy tín nhất quận Tân Phú, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Trồng răng implant đang là một trong những dịch vụ nha khoa được mọi người quan tâm và tìm đến nhiều nhất hiện nay. Để tìm một địa chỉ trồng răng implant uy ... xem thêm...tín, đảm bảo chất lượng nhất hiện nay tại Quận Tân Phú, TP. HCM cũng không phải là vấn đề quá khó khăn. Hãy để Chúng tôi giới thiệu cho bạn những địa chỉ chất lượng nhất nhé!

Danh sách các Dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất quận Phú Nhuận, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: Dịch Vụ

Bạn đang có nhu cầu sửa nhà trọn gói tại quận Phú Nhuận, TP. HCM nhưng chưa biết lựa chọn đơn vị nào uy tín? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những đơn vị ... xem thêm...sửa nhà uy tín nhất khu vực này, giúp bạn an tâm hơn trong việc lựa chọn và sở hữu một không gian sống hoàn hảo cho gia đình.

Danh sách các Địa chỉ xét nghiệm NIPT tốt nhất Kiên Giang -

Tỉnh/Thành: Kiên Giang

19/04/2024

Category: N/A

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc NIPT là mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ nữ mang thai. Xét nghiệm này có mục đích phát hiện các dị tật thai nhi, việc chọn lựa ... xem thêm...một địa chỉ tin cậy là vô cùng quan trọng để đảm bảo độ chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm NIPT tốt nhất Kiên Giang, hãy tham khảo bài viết này nhé!

Danh sách các Dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất quận 6, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: Dịch Vụ

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín tại quận 6, TP. HCM để biến ngôi nhà của mình trở nên hoàn hảo hơn? Hiểu được nhu cầu đó, bài viết này sẽ ... xem thêm...giới thiệu đến bạn các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất tại quận 6, TP. HCM, giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nhà thầu ưng ý cho dự án của mình.

Danh sách các Sự thật thú vị nhất về loài chó Dingo -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Chó được coi là những người bạn động vật tốt nhất của con người. Tuy nhiên, một số giống chó trên thế giới không được thuần hóa và vẫn giữ được đúng bản chất ... xem thêm...của động vật hoang dã. Chó Dingo ở Úc là giống chó như vậy. Cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm những sự thật thú vị về loài chó Dingo bạn nhé!

Danh sách các Địa chỉ gội đầu dưỡng sinh tốt nhất TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc -

Tỉnh/Thành: Vĩnh Phúc

19/04/2024

Category: N/A

Dịch vụ gội đầu dưỡng sinh ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp cho tóc và da đầu. ... xem thêm...Nếu bạn đang tìm kiếm các địa chỉ uy tín để trải nghiệm dịch vụ gội đầu dưỡng sinh tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh, Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số địa chỉ đáng tin cậy bên dưới.

Danh sách các Dịch vụ sửa tủ lạnh uy tín nhất tỉnh An Giang -

Tỉnh/Thành: An Giang

19/04/2024

Category: Dịch Vụ

Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện lạnh trong gia đình như tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt,... không thể tránh khỏi những lúc hư hỏng cần phải sửa chữa. Lúc ... xem thêm...này, những nhân viên tại các địa chỉ chuyên sửa chữa các thiết bị điện lạnh sẽ cung cấp hướng dẫn khắc phục sự cố và gửi kỹ thuật viên đến để hỗ trợ cho bạn. Vậy đâu là những dịch vụ sửa tủ lạnh uy tín nhất tỉnh An Giang? Hãy để Chúng tôi giới thiệu đến bạn nhé.

Danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất quận Gò Vấp, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Hiện nay, việc nuôi thú cưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi thú cưng gặp vấn đề sức khỏe, việc tìm kiếm một phòng ... xem thêm...khám thú y đáng tin cậy để chăm sóc và điều trị cho chúng là rất quan trọng. Việc này không hề đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu một số phòng khám thú y uy tín nhất tại quận Gò Vấp, TP. HCM giúp bạn yên tâm khi giao phó thú cưng của mình.

Danh sách các Dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất quận Hoàng Mai, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

19/04/2024

Category: Dịch Vụ

Theo thời gian, ngôi nhà sẽ phát sinh nhiều vấn đề hư hỏng, cần được sửa chữa, nâng cấp. Để quá trình sửa chữa nhà diễn ra nhanh chóng, đảm bảo thẩm mỹ cũng ... xem thêm...như an toàn, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói. Sau đây là một số dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói uy tín nhất quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Danh sách các Địa chỉ gội đầu dưỡng sinh tốt nhất TP. Hải Dương, Hải Dương -

Tỉnh/Thành: Hải Dương

19/04/2024

Category: N/A

Hiện nay, gội đầu dưỡng sinh đang là giải pháp thư giãn được rất nhiều người dân ưa thích và lựa chọn. Nếu bạn đang ở TP. Hải Dương, Hải Dương và đang có nhu ... xem thêm...cầu tìm một địa chỉ gội đầu dưỡng sinh tốt nhất tại đây thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé!

Danh sách các Địa chỉ gội đầu dưỡng sinh tốt nhất TP. Thái Bình, Thái Bình -

Tỉnh/Thành: Thái Bình

19/04/2024

Category: N/A

Hiện nay, gội đầu dưỡng sinh đang là giải pháp thư giãn được rất nhiều người dân ưa thích và lựa chọn. Nếu bạn đang ở TP. Thái Bình, Thái Bình và đang có nhu ... xem thêm...cầu tìm một địa chỉ gội đầu dưỡng sinh tốt nhất tại đây thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé!

Danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất quận 11, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Hiện nay, việc nuôi thú cưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi thú cưng gặp vấn đề sức khỏe, việc tìm kiếm một phòng ... xem thêm...khám thú y đáng tin cậy để chăm sóc và điều trị cho chúng là rất quan trọng. Việc này không hề đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu một số phòng khám thú y uy tín nhất tại quận 11, TP. HCM giúp bạn yên tâm khi giao phó thú cưng của mình.

Danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất tỉnh Đồng Tháp -

Tỉnh/Thành: Đồng Tháp

19/04/2024

Category: N/A

Ngày nay, thú cưng đã dần trở thành người bạn thân thiết của nhiều gia đình. Thế nhưng trong quá trình sinh hoạt, không thể tránh khỏi những lúc chúng gặp phải ... xem thêm...vấn đề về sức khoẻ. Vậy hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các phòng khám thú y uy tín nhất tại Đồng Tháp nhé!

Danh sách các Nha khoa trồng răng implant uy tín nhất quận 3, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Nụ cười rạng rỡ là điểm ấn tượng đầu tiên thu hút người đối diện. Tuy nhiên, nhiều người tự ti vì hàm răng thiếu hụt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Nha ... xem thêm...khoa trồng răng implant ra đời như giải pháp tối ưu, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và nụ cười tự nhiên. Sau đây, Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nha khoa trồng răng implant uy tín nhất quận 3, TP. HCM

Danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất quận 3, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Là chủ sở hữu của một chú thú cưng, bạn luôn mong muốn dành cho chúng những điều tốt đẹp nhất, bao gồm cả việc tìm kiếm nơi khám chữa bệnh uy tín khi cần ... xem thêm...thiết. Hiểu được điều này, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một số phòng khám thú y uy tín nhất tại quận 3, TP. HCM, nơi mà thú cưng của bạn sẽ được chăm sóc tận tâm và chu đáo.

Danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất quận 5, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Là người bạn đồng hành thân thiết, thú cưng cũng cần được chăm sóc sức khỏe chu đáo. Việc lựa chọn phòng khám thú y uy tín là điều vô cùng quan trọng để đảm ... xem thêm...bảo thú cưng của bạn được điều trị hiệu quả và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh. Dưới đây là danh sách các Phòng khám thú y uy tín nhất quận 5, TP. HCM mà Chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Danh sách các Nhà sách uy tín nhất quận 11, TP. Hồ Chí Minh -

Tỉnh/Thành: TP Hồ Chí Minh

19/04/2024

Category: N/A

Bạn là sinh viên, học sinh, phụ huynh, người yêu sách đang sinh sống và học tập trên địa bàn Quận 11, Tp, Hồ Chí Minh. Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ mua sách ... xem thêm...uy tín, giá cả hợp lí mà chưa biết mua ở đâu? Vậy thì bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các nhà sách uy tín nhất ở Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.

Danh sách các Nha khoa nhổ răng khôn uy tín nhất quận Tân Bình, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Quận Tân Bình, TP. HCM là nơi tập trung nhiều nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp. Dưới đây ... xem thêm...là một số nha khoa nhổ răng khôn uy tín nhất tại quận Tân Bình mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các Nha khoa nhổ răng khôn uy tín nhất quận Phú Nhuận, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

19/04/2024

Category: N/A

Răng khôn mọc lệch lạc, mọc ngầm gây đau nhức, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng là vấn đề phổ biến. Việc tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng khôn an ... xem thêm...toàn, hạn chế biến chứng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là danh sách các nha khoa uy tín nhất quận Phú Nhuận, TP. HCM, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Danh sách các Khách sạn 4 sao sang trọng nhất Tiền Giang -

Tỉnh/Thành: Tiền Giang

19/04/2024

Category: N/A

Nhắc đến Tiền Giang chắc hẳn ai cũng nghĩ đến ngay một vùng quê sông nước, cánh đồng xanh bát ngát và cây trái sum suê trĩu quả. Là cửa ngõ giao lưu của khu ... xem thêm...vực miền Tây, Tiền Giang đang là một điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Đối với những du khách chuẩn bị có một hành trình đến Tiền Giang vẫn còn đang băn khoăn trong việc chọn địa điểm lưu trú thì các bạn nên tham khảo danh sách những khách sạn 4 sao ở Tiền Giang mà Chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.

Vay tien cmnd