Danh sách các Bài soạn "Các thành phần biệt lập" lớp 9 hay nhất

Trong Ngữ văn dù chỉ là một thành phần nhỏ nhất cũng không thể thiếu. Tuy nhỏ nhưng chúng lại đóng một vai trò nhất định nào đó trong câu. Đối với việc biểu đạt nội dung của câu thì chính là thành phần biệt lập. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Các thành phần biệt lập" hay nhất mà Chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cũng như biết vận dụng, áp dụng vào quá trình học tập, trong đời sống một cách tốt nhất, hợp lí nhất.

1

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 1

I. Thành phần tình thái

1.

Từ ngữ thể hiện thái độ của người nói:

- Chắc: thể hiện tin cậy cao

- Có lẽ: thể hiện tin cậy nhưng thấp hơn so với từ "chắc"

2.

Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi


II. Thành phần cảm thán

Các từ ngữ Ô, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói

1. Nhờ những thành phần tiếp theo mà ta hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu

2. Từ ngữ in đậm để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận, hờn…)


Luyện tập

Bài 1 (trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)


Bài 2 (trang 19 sgk ngữ văn 19 tập 2)

Mức độ tin cậy tăng dần:

Dường như/ có vẻ như/ hình như – có lẽ - chắc là – chắc hẳn – chắc chắn


Bài 3 (trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

-Chắc chắn: Độ tin cậy cao nhất

- Hình như: độ tin cậy

- Tác giả dùng từ "chắc" vì nó đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là phỏng đoán, diễn ra theo hai khả năng: theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, do thời gian sự thay đổi chưa biết được gì.


Bài 4 (Trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Văn nghệ là tiếng nói từ tâm hồn, tình cảm của con người, có lẽ vậy, người ta tìm đến văn nghệ với nhiều mục đích khác nhau. Với tôi, tới các tác phẩm văn nghệ để khám phá cái đẹp của cuộc sống, trải nghiệm cảm xúc, từ các tác phẩm đó, tôi thấy nhiều góc nhìn, nhiều thế giới muôn màu, muôn vẻ cùng song song tồn tại. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, mình tìm đọc lại tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, những điều trước kia tôi hiểu không còn nằm ở đó nguyên vẹn, suy nghĩ của tôi thay đổi, góc nhìn của tôi thay đổi. Tôi nhìn thấy những điều mới mẻ hơn, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần như trước. Chắc hẳn, vốn sống, trải nghiệm đã giúp tôi cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Liên kết: Vay tiền bằng CMND
2

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 2

Phần I: THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Trả lời:

1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.


Phần II: THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b) - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Trả lời:

1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

3. Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng minh.


Phần III: LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Trả lời:

a) Có lẽ (thành phần tình thái)

b) Chao ôi (thành phần cảm thán)

c) Hình như (thành phần tình thái)

d) Ngờ ngợ, chả nhẽ (thành phần tình thái)


Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau.)

Trả lời:

Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy ta có: dường như (văn viết)/hình như/có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.


Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?

Với lòng mong mỏi của anh,

(1) chắc

(2) hình như

(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh

Trả lời:

Trong ba từ chắc/hình như/chắc chắn thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả chọn chắc (có độ tin cậy cao hơn hình như nhưng thấp hơn chắc chắn) cho thấy nhân vật tôi (người kể chuyện cũng chỉ dự đoán theo lôgíc, chưa biết chuyện gì sẽ thật sự xảy ra).


Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,...), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Trả lời:

Mỗi lần đọc lại Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong trái tim tôi dường như đang bị thứ gì đó bóp nghẹn lại. Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời thế nhưng những trang truyện viết về tình cảm cha con thời chiến ấy lại quá nhiều mất mát, đau thương. Tiếng kêu “Baaaaaa” xé lòng của bé Thu cuối trang truyện cứ vẩn vơ mãi trong tâm trí của tôi – tiếng kêu đầu tiên phát ra từ đứa trẻ thiếu thốn tình cha và cũng là tiếng gọi cuối cùng của cuộc đời cô bé. Xót xa biết nhường nào! Ôi, đất nước tôi! Một đất nước bé nhỏ nhưng cứ mãi oằn mình dưới gót giày ngoại xâm. Kết thúc trang truyện tôi chỉ mong sao đất nước nhỏ bé của chúng tôi mãi được hòa bình, để chúng tôi có thể sống mãi trong nụ cười hiền của cha và cái ôm ấm áp của mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
3

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 5

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thành phần biệt lập (TPBL) là thành phần không trực tiếp nói lên sự việc mà chỉ để nói lên thái độ, cách đánh giá của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. TPBL được coi là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp.

2. TPBL gồm thành phần tình thái (TPTT), thành phần cảm thán (TPCT), thành phần gọi - đáp (TPGĐ), thành phần phụ chú (TPPC).


II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Phần 1. Thành phần tình thái

Câu hỏi 1

Từ chắc (câu a), có lẽ (câu b) thể hiện mức độ tin cậy của người nói đối với nội dung nói (độ tin cậy của chắc cao hơn có lẽ).

Câu hỏi 2

Nếu bỏ các từ ngữ này thì nội dung sự việc trong các câu vẫn không thay đổi. Các từ ngữ này dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.


Phần 2. Thành phần cảm thán

Câu hỏi 1

Các từ ngữ : ồ, trời ơi không chỉ sự vật sự việc gì.

Câu hỏi 2

Nhờ các từ ngữ : sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có năm phút mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.

Câu hỏi 3

Các từ ồ, trời ơi trong các câu này dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc, của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến (ồ : vui; trời ơi : lo lắng, luyến tiếc).


Phần 3. Luyện tập

Bài tập 1

a) có lẽ (TPTT, thể hiện mức độ tin cậy)

b) chao ôi (TPCT, thể hiện sự mừng vui bất ngờ)

c) hình như (TPTT, thể hiện mức độ tin cậy)

d) chả nhẽ (TPTT, thể hiện mức độ tin cậy)


Bài tập 2

Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy, ta có : dường như (thường dùng cho văn viết)/ hình như/ có vẻ như (thường dùng trong văn nói) - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.


Bài tập 3

Trong ba từ : chắc/ hình như/ chắc chắn, thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả không dùng chắc chắn vì đó mới là dự đoán của nhân vật "tôi" - người ngoài cuộc ; nhưng cũng không dùng từ hình như (có độ tin cậy thấp), vì nhân vật "tôi" là bạn lâu năm của ông Sáu, có thể "đọc" được tâm lí của bạn. Dùng từ chắc có độ tin cậy phù hợp với tình huống này.


Bài tập 4

Ví dụ đoạn văn sau (các từ in nghiêng là thành phần tình thái hoặc cảm thán) :

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa.

Cái thú của mấy câu này là tỏ cho thấy cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà vẫn có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, có thể nói là nhà cũng phong lưu khá giả đấy chứ! [...] Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả lại thừa nhận là không có, kể cũng lạ :

Đầu trò tiếp khách trầu không có.

Cái sự “không có” của tác giả đến đây là cao trào, ở làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vỏ làm sao lại không có, huống nữa, lại là đối với một ông “đi đâu bao giờ cũng cối những chày” như Nguyễn Khuyến, thì làm sao lại không có được ?

(Trần Đình Sử, Bạn đến chơi nhà - một nụ cười vui hóm hỉnh với mình, với bạn)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
4

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- CÁC THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Đọc các câu sau đây ( trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyến Quang Sáng) và trả lời các câu hỏi

a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
1. Những từ ngữ in đậm trong các câu trên (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
2.Nếu không có các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Trả lời:
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
a. chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
b.Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.
2. Khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.


II- THÀNH PHẦN CẢM THÁN
Đọc các câu sau đây chú ý từ in đậm và trả lời câu hỏi:
a.Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
b. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
2. Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi
3.Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
Trả lời:
1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở dây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.
2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
3. Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình


III. Ghi nhớ
Thành phần tình thái thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu
Thành phần cảm thán dùng bộc lộ tâm lí của người nói
Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:

Bài làm:
Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
Các thành phần cảm thán: chao ôi


Câu 2: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Bài làm:
Sắp xếp:
dường như, hình như, có vẻ như/ có lẽ /chắc là /chắc hẳn/ chắc chắn


Câu 3: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với những từ nào người nói chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin tưởng của sự việc nói ra, với những từ nào trách nghiệm cao nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc?
Với lòng mong nhớ của anh,
(1) chắc chắn
(2) hình như
(3) chắc chắn
anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
Bài làm:
Từ (3) chắc chắn người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, còn từ (2) hình như người nói chịu trách nghiệm độ tin cậy thấp nhất.
Nhà văn chọn từ (1) chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Đó mới chỉ là dự đoná của nhân vật " tôi" một người bạn của nhân vật " anh", hiểu được suy nghĩ trong lòng bạn mình nên không thể dùng từ quá chắc chắn hoặc không có độ tin cậy cao như hai từ còn lại.


Câu 4: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái
Bài làm:
Đoạn văn tham khảo 1
Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.

Đoạn văn tham khảo 2
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Nguyễn Du đã thể hiện những giá trị hiện thực xã hội đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo bênh vực, xót thương cho những con người tài hoa bất hạnh như Thúy Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
5

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 3

I. Thành phần tình thái:
Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Câu 1 – Thành phần tình thái - Trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? Trả lời
- "chắc, Có lẽ" là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở "Có lẽ"
Câu 2 – Thành phần tình thái - Trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?- Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.


II. Thành phần cảm thán: Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
b) - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)


Câu 1 – Thành phần cảm thán - Trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
Trả lời
- Các từ ngữ in đậm trong các câu trên không chỉ sự vật hay sự việc.


Câu 2 – Thành phần cảm thán - Trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
Trả lời
- Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu Ồ, Trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này.


Câu 3 – Thành phần cảm thán - Trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
Trả lời
- Các từ ngữ Ồ, Trời ơi giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.


III. Luyện tập:

Câu 1 – Luyện tập - Trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa).
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Trả lời
a. có lẽ

b. Chao ôi

c. hình như

d. Chả nhẽ

- Thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ.

- Thành phần cảm thán: Chao ôi


Câu 2 – Luyện tập - Trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau.)
Trả lời
Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần của độ tin cậy:dường như / hình như / có vẻ như – có lẽ – chắc là - chắc hẳn – chắc chắn


Câu 3 – Luyện tập - Trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu say đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?
Với lòng mong nhớ anh,
(1) Chắc
(2) hình như
(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng,
con anh sẽ chạy xô vào lòng anh,
sẽ ôm chặt lấy cổ anh

Trả lời
- Từ chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, từ hình như có độ tin cậy thấp nhất.- Tác giả dùng từ chắc vì với lòng mong nhớ của mình, ông nghĩ con có thể sẽ nhận ra ông, nhưng cũng không dám chắc chắn bởi lẽ 2 cha con ông không gặp mặt nhau trong một thời gian dài.


Câu 4 – Luyện tập - Trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Bài làm

Mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng để lại dư ba trong lòng người đọc. “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri là một truyện ngắn như thế. Đó là một câu chuyện thật giản dị về tình cảm giữa ba họa sĩ nghèo khổ. Chao ôi, nếu không có sự chăm sóc tận tình của Xiu và đặc biệt nếu không có sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men thì vĩnh viễn Giôn-xi sẽ không bao giờ có cơ hội nuôi dưỡng ước mơ vẽ vịnh Na-plơ như cô hằng khao khát. Cụ Bơ-men không chỉ trả lại màu xanh cho chiếc lá thường xuân đã úa tàn mà cụ còn trả lại màu hồng trên đôi má nhợt nhạt vì bệnh tật của cô gái trẻ, cụ đã gieo niềm hi vọng, gieo ước mơ và nghị lực sống không chỉ cho Giôn-xi mà cho tất cả người đọc chúng ta. Có lẽ giá trị nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người đã làm cho “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri bất tử với thời gian.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
6

Bài soạn "Các thành phần biệt lập" số 4

Kiến thức cơ bản

• Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

• Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, ...).

• Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.


I. Thành phần tình thái

Yêu cầu

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi:

a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Trả lời

1: Từ chắc (câu a), có lẽ (câu b) thể hiện nhận định của người nói đối với độ tin cậy của nội dung đó (độ tin cậy của chắc cao hơn có lẽ).

2. Nếu bỏ các từ ngữ này thì nội dung sự việc trong các câu vẫn không thay đổi. Các từ ngữ này dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.


II. Thành phần cảm thán

Yêu cầu

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:

a) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b) - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

Trả lời

1: Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2: Chúng tôi hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần cầu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

3: Các từ nghĩ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình.


III. Luyện tập

Câu1 - Trang 19 SGK: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Trả lời

a) Có lẽ (thành phần tình thái)

b) chao ôi (thành phần cảm thán)

c) hình như (thành phần tình thái)

d) ngờ ngợ, chả nhẽ (thành phần tình thái)


Câu 2 - Trang 19 SGK

Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau.)

Trả lời

Các từ tính thái chỉ độ tin cậy, xếp theo trật tự từ ít đến nhiều: dường như (văn viết) hình như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.


Câu 3 - Trang 19 SGK

Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?

Với lòng mong mỏi của anh,
(1) chắc

(2) hình như

(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
Trả lời

Trong ba từ “chắc, hình như, chắc chắn” thì “chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất, “hình như" có độ tin cậy thấp nhất.

Tác giả chọn sử dụng từ "chắc” là từ có độ tin cậy ít hơn chắc chắn và cao hơn hình như, vì chiến tranh và nghĩa vụ với quê hương, đã lâu ông Sáu không gặp con, ông không thể “chắc chắn” là bé Thu sẽ chạy xô vào lòng ông, ôm lấy cổ ông ngày gặp mặt.


Câu 4 - Trang 19 SGK

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim ảnh, tượng...), trong đoạn văn đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Bài tham khảo

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Bình Phước -

Tỉnh/Thành: Bình Phước

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Biển quảng cáo được xem là một thương hiệu giới thiệu đến các sản phẩm, các mặt hàng cũng như các cửa hàng, địa chỉ nào đó. Sau đây Chúng tôi sẽ giới thiệu cho ... xem thêm...bạn các địa chỉ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Bình Phước nhé!

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Hậu Giang -

Tỉnh/Thành: Hậu Giang

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp, cửa hàng lần lượt mọc lên, khả năng cạnh tranh giữa các đơn vị được đẩy cao hơn hết. Vì vậy ... xem thêm...việc quảng bá thương hiệu, gây ấn tượng đối với khách hàng chính là một trong những phương pháp hiệu quả tạo nên sự thành công của các đơn vị kinh doanh. Vậy hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Hậu Giang nhé!

Danh sách các Công ty sản xuất vật liệu xây dựng uy tín nhất Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Vật liệu xây dựng là sản phẩm không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chất lượng của vật liệu luôn được đảm bảo ưu tiên hơn bao giờ hết. ... xem thêm...Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những công ty sản xuất vật liệu xây dưng uy tín nhất Hà Nội nhé.

Danh sách các Sân bóng nhân tạo chất lượng nhất Bình Thuận -

Tỉnh/Thành: Bình Thuận

25/04/2024

Category: N/A

Bóng đá gần như là môn thể thao được yêu thích nhất, được nhiều người chọn để rèn luyện sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng. Chính vì vậy, nhu cầu về sân ... xem thêm...bóng nhân tạo tăng lên rất nhiều, và tại Bình Thuận, các sân bóng đá nhân tạo cũng rất được quan tâm. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các sân bóng đá nhân tạo chất lượng nhất tại Bình Thuận nhé.

Danh sách các Quán bida giá rẻ nhất tỉnh Quảng Ngãi -

Tỉnh/Thành: Quảng Ngãi

25/04/2024

Category: N/A

Bida hiện đang là một trong những môn thể thao và loại hình giải trí được ưa chuộng tại Quảng Ngãi nói riêng và thế giới nói chung. Bida không chỉ mang tính ... xem thêm...giải trí cao mà còn giúp rèn luyện sức khoẻ và tư duy cho con người. Và đối với các tín đồ bida, việc chọn lựa một quán phù hợp, giá rẻ là điều vô cùng cần thiết. Nắm bắt được suy nghĩ đó, bài viết này, Chúng tôi sẽ điểm mặt những quán bida giá rẻ chất lượng nhất tỉnh Quãng Ngãi

Danh sách các Bệnh viện bắn laser mắt uy tín nhất Nha Trang -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: N/A

Bạn đang gặp tình trạng cận thị, viễn thị, loạn thị hay lão thị. Bạn muốn chữa trị để có đôi mắt khỏe mạnh hơn, thế nhưng lại lo lắng về phương pháp cũng như ... xem thêm...địa chỉ để khắc phục tình trạng của mắt. Vậy hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu các bệnh viện bắn mắt laser uy tín tại Nha Trang nhé!

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Cà Mau -

Tỉnh/Thành: Cà Mau

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Tại tỉnh Cà Mau, nhu cầu về thiết kế và lắp đặt biển quảng cáo ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp và đáng tin cậy là ... xem thêm...điều mà nhiều doanh nghiệp và cửa hàng quan tâm. Để giúp bạn có được thông tin chi tiết và đáng tin cậy, Chúng tôi xin giới thiệu danh sách các địa chỉ có dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Cà Mau.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất tỉnh Tiền Giang -

Tỉnh/Thành: Tiền Giang

25/04/2024

Category: N/A

Thị trường nước hoa hiện nay ngày càng nhộn nhịp, tuy nhiên không phải cửa hàng nào cũng đều uy tín. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, bạn ... xem thêm...cần tìm đến những địa chỉ bán nước hoa chính hãng. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất tại Tiền Giang.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Đống Đa trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Đống Đa còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa, Hà Nội nhé.

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhà hàng, quán ăn nào ngon nổi tiếng là câu hỏi mà không ít người đặt ra. Bạn đừng lo hôm nay Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các ... xem thêm...bạn một số nhà hàng ngon nổi tiếng nhất ở Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội mà Chúng tôi tổng hợp được sau đây.

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nước hoa là sản phẩm xu hướng được nhiều người sử dụng nên có rất nhiều địa chỉ bán nước hoa. Tuy nhiên, để lựa chọn được một địa chỉ bán nước hoa uy tín, chất ... xem thêm...lượng lại là một điều khó khăn. Dưới đây, Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Nhắc đến quán ăn ngon nổi tiếng ở phố Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội thì không thể không nói đến các địa chỉ ẩm thực dưới đây. Với thực đơn đa dạng phong cách, ... xem thêm...không gian đẹp và mức giá khá hợp lý, những quán ăn ngon Chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ là gợi ý lý tưởng cho bạn khi tìm địa chỉ ăn uống ở khu vực phố Khúc Thừa Dụ.

Danh sách các Dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín nhất TP. Thủ Đức, TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Bạn đang tìm kiếm một dịch vụ sửa nhà trọn gói uy tín mà bạn có thể tin tưởng? Bạn đang phân vân không biết phải chọn đơn vị nào an toàn, nhanh chóng, tiết ... xem thêm...kiệm. Hôm nay, Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những dịch vụ sửa nhà trọn gói, uy tín nhất TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Danh sách các Địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Bạn là một người đam mê nước hoa, nhưng đang băn khoăn không biết địa chỉ mua nước hoa uy tín tại khu vực quận Đống Đa, Hà Nội. Cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay danh ... xem thêm...sách 10 địa chỉ bán nước hoa uy tín nhất tại quận Đống Đa, Hà Nội nhé!

Danh sách các Quán ăn ngon nhất đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Là một quận của Thủ đô Hà Nội, Hà Đông trở thành cửa ngõ quan trọng và là nơi có nếp sống văn minh. Hà Đông còn có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều ... xem thêm...nhà hàng mọc lên liên tiếp nhau. Đặc biệt là ở khu vực đường Nguyễn Khuyến là một trong những khu vực có nhà hàng, quán ăn ngon không làm bạn thất vọng. Nào hãy cùng Chúng tôi điểm qua những Nhà hàng, quán ăn ngon khu vực đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội nhé.

Danh sách các Phòng khám tổng quát uy tín nhất TP. HCM -

Tỉnh/Thành: N/A

25/04/2024

Category: N/A

"Sức khỏe quý hơn vàng", vì thế bạn cần theo dõi và thăm khám tổng quát định kỳ để có thể chăm sóc bản thân thật tốt. Việc thăm khám tổng quát là điều cần ... xem thêm...thiết để phát hiện sớm bệnh tình, kịp thời chữa trị. Tại TP.HCM bạn có thể đến những phòng khám tổng quát uy tín sau đây để có thể nhận được dịch vụ chuyên nghiệp nhất nhé.

Danh sách các Dịch vụ làm biển quảng cáo giá tốt, uy tín nhất tỉnh Trà Vinh -

Tỉnh/Thành: Trà Vinh

25/04/2024

Category: Dịch Vụ

Biển quảng cáo được đại diện cho vẻ bề ngoài, đại diện cho hình ảnh cho các cửa hàng. Vì vậy, những địa chỉ làm biển hiệu quảng cáo Trà Vinh mà Chúng tôi chia sẻ ... xem thêm...sau đây sẽ giúp các bạn có cho mình những lựa chọn hợp lý nhất.

Danh sách các Nhà hàng, quán ăn ngon nhất gần cầu Rồng, Đà Nẵng -

Tỉnh/Thành: Đà Nẵng

25/04/2024

Category: N/A

Là một cây cầu độc đáo tại Việt Nam, cầu Rồng trở thành một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng mà không du khách nào có thể bỏ lỡ. Bạn đang ở khu vực Cầu Rồng, ... xem thêm...Đà Nẵng và đang cần tìm một nhà hàng thật tuyệt để trải nghiệm? Tại gần Cầu Rồng có rất nhiều quán ăn ngon, thu hút khách du lịch. Dưới đây là một vài gợi ý của Chúng tôi dành cho bạn.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hà Đông, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

25/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hà Đông và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Danh sách các Quán bún đậu mắm tôm ngon nhất quận Hoàng Mai, Hà Nội -

Tỉnh/Thành: Hà Nội

24/04/2024

Category: N/A

Hà Nội là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn đường phố. Trong đó, bún đậu mắm tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè ... xem thêm...nóng nực. Nếu bạn đang ở quận Hoàng Mai và đang tìm kiếm những quán bún đậu mắm tôm ngon, thì hãy cùng Chúng tôi tham khảo danh sách sau đây.

Vay tien cmnd